Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Được Unesco công nhận là “Thành phố Sáng tạo”, Hà Nội đang ngày càng khẳng định là một trong những “điểm đến” đầy sáng tạo và hấp dẫn trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Thủ đô không ngừng kiến tạo không gian nghệ thuật công cộng, trong đó có sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật điêu khắc – linh hồn của những “điểm đến”.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Nhóm tượng Công nông binh (Cung Văn hóa hữu nghị Việt -Xô)
Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đôNếu bạn lần đầu tiên đến Hà Nội, chắc hẳn sẽ có một cuộc hành trình ngắn là đi bộ hoặc đi xích lô quanh hồ Hoàn Kiếm, chụp ảnh trước Tháp Rùa, đứng tựa tháp Hòa Phong làm vài kiểu và chắc chắn không thể thiếu được loạt ảnh trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ – linh hồn của vùng đất ngàn năm văn hiến này.

Từ năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập dự án, chọn nơi đặt tượng, tổ chức thi sáng tác mẫu tượng đài, tọa đàm khoa học, trưng bày lấy ý kiến nhân dân, chỉnh sửa, dựng tượng dẹt để kiểm chứng vị trí và kích thước tượng đài trên thực tế…

Theo giới điêu khắc, cái khó của hình tượng vua Lý Thái Tổ là phải thể hiện được cái “thiện” của ông vua xuất thân từ đạo Phật, lại có cái “dũng” của vị vua anh minh từng cầm quân đánh giặc. Và khi hoàn thành vào năm 2004, bức tượng đã đạt được chất lượng cao về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, phù hợp với tâm linh người Việt.

Đức vua Lý Thái Tổ ở tư thế đứng, đầu đội mũ bình thiên, gương mặt rạng rỡ cương quyết và nhân từ, tay phải cầm chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống đất như để khẳng định Thăng Long là nơi định đô muôn đời! Ở phần trang trí hỗ trợ, các tác giả mô phỏng kiểu dáng thời Lý cũng đã cố gắng chuyển hóa cho phù hợp với không khí thời đại, tôn thêm vẻ đẹp cho tượng đài hoành tráng này.

Được đặt trong không gian hướng ra hồ Hoàn Kiếm, xung quanh là vườn hoa, cây xanh, bậc thềm đá… tượng đài Vua Lý Thái Tổ đã trở thành “linh hồn” của điểm đến, trở thành một công trình kiến trúc mang tầm lịch sử, một biểu tượng đẹp của Hà Nội ngàn năm tuổi.

Từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay, nghệ thuật điêu khắc đã phát triển mạnh mẽ với những tượng đài, phù điêu lớn được đầu tư bài bản. Sau những tượng đài mang tính biểu tượng lịch sử như Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, Tượng đài V.I.Lê-nin, nhiều tượng đài, phù điêu tại các quận, huyện, thị xã cũng được triển khai xây dựng với nhiều nội dung phong phú, đề cao những chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, tôn vinh tinh thần quả cảm của các chiến sĩ, đề cao lãnh tụ, tình đoàn kết quân dân, ca ngợi mẹ Việt Nam anh hùng… đã thu hút được sự quan tâm của xã hội và khách quốc tế khi đến thăm quan di tích.

Điêu khắc trang trí trong vườn hoa, công viên, điểm tập trung đông người cũng được Hà Nội đầu tư làm mới như Tượng đài Cảm tử (Hoàn Kiếm), Tượng đài Cảm từ vườn hoa bốt Hàng Đậu, phù điêu “Hà Nội – Mùa đông 1946” tại Chợ Đồng Xuân, Nhóm tượng Công nông binh ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô… đã trở thành linh hồn của khu vực, trở thành điểm “check-in” trong cuộc hành trình đến với Thủ đô của du khách trong và ngoài nước.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Tượng đài ở Hà Nội không chỉ có những tác phẩm nổi tiếng mang tính biểu trưng, lịch sử, mà hiện nay, mảng điêu khắc trang trí cũng đã trở thành “linh hồn” của nhiều không gian đô thị.

Là người thực hiện nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc lớn trên khắp Thủ đô Hà Nội, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết: “Khoảng hơn 10 năm trở lại đây tôi nhận được khá nhiều lời mời hợp tác, triển khai hệ điêu khắc ngoài trời và điêu khắc nội thất của các tập đoàn lớn với nội dung rất phong phú như tượng, phù điêu, đài nước lớn, chậu cây… với kích thước lớn.

Và đặc biệt là các khu đô thị mới không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về mặt bằng, về lịch sử.. nên ngay từ quy hoạch tổng thể ban đầu họ thiết kế rất đồng nhất, có sự hòa hợp giữa điêu khắc, kiến trúc và cảnh quan tạo nên một diện mạo mới, cách nhìn mới cho không gian sống, giá trị thẩm mỹ thị giác được ưu tiên. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng bởi nghệ thuật điêu khắc đã được đánh giá đúng tầm quan trọng của mình trong cảnh quan và kiến trúc, mang lại giá trị thẩm mỹ xứng tầm quốc tế”.

Nếu như trước đây, các nhà khoa học, các nhà văn hóa, kiến trúc trong nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm bày tỏ nỗi lo lắng của mình trước sự thiếu hụt của tác phẩm điêu khắc trong việc kiến tạo không gian nghệ thuật công cộng, thì ngày nay, những công trình nghệ thuật ấy đã hiện hữu, đáp ứng kỳ vọng của công chúng cũng như những người kiến thiết Thủ đô. Đó là Công viên Âm nhạc Nam Cường; Khu vườn châu Âu tại Sunshine Hoàng Mai; đó là tác phẩm điêu khắc ngựa dang cánh tại Sunshine Center Phạm Hùng hay Quảng trường Tứ Mã Royal City với quần thể điêu khắc theo phong cách châu Âu rộng gần 30.000m2, có tỷ lệ hài hòa với hệ thống kiến trúc hiện đại của một Trung tâm thương mại đồ sộ của Hà Nội…

Theo phân tích của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ, Khu đô thị Nam Cường dành quỹ đất cho Công viên Âm nhạc với rất nhiều tượng về chủ đề múa ba lê, ban nhạc, đàn…. Tùy theo từng khu vực sẽ có lối tạo hình cách điệu hoặc chân phương tả thực quanh hồ nằm ở phía nam khu đô thị mới với diện tích 5,9ha. Đây là công trình tạo được điểm nhấn độc đáo cho khu đô thị và cũng là một công trình kiến tạo điểm đến đồ sộ làm tôn lên vẻ đẹp tổng thể trong kiến trúc đô thị, tạo thành một “điểm đến” hấp dẫn cho du khách.

Dự án Sunshine Hoàng Mai thì quỹ đất không được rộng như một số dự án khác, tuy nhiên do đã chú trọng về tầm quan trọng của cảnh quan và điêu khắc nên ngay từ ý tưởng ban đầu, dự án đã đưa ra ý tưởng tạo dựng Khu vườn châu Âu ngay trong lòng phố thị. Điểm nhấn của Sunshine Hoàng Mai là khu vực lõi trung tâm của quần thể 3 tòa tháp, đây là một cấu trúc cảnh quan gắn liền những hình ảnh thường thấy trong các tòa lâu đài châu Âu thanh lịch với tượng đài nghệ thuật bố trí giữa các mảng cây xanh và hồ nước, bên cạnh là các tuyến đường dạo bộ liên hoàn.

Còn đối với Sunshines Center là tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tọa lạc tại đường Phạm Hùng, nơi đây tạo được ấn tượng nổi bật với tác phẩm điêu khắc ngựa đang dang cánh kết nối 2 tòa tháp tại tầng 13 với lối kết cấu táo bạo tạo sự hoành tráng, đẳng cấp…

“Có thể thấy rất rõ nét những dự án chú trọng đầu tư vào cảnh quan, điêu khắc, nghệ thuật được người dân quan tâm và đón nhận, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy những “Người Anonymous đi bộ”, “La Pleureuse”, “Wat Samphran” (những tác phẩm điêu khắc công cộng nổi tiếng thế giới) tại Hà Nội”, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ khẳng định.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Nhóm tượng tại Công viên Âm nhạc (Hà Đông, Hà Nội)
Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Theo đánh giá của giới chuyên gia, các nhà khoa học, tượng đài Hà Nội là những tác phẩm nghệ thuật mang đầy đủ các yếu tố nội dung, tư tưởng, thẩm mỹ, đại chúng, truyền tải được những thông điệp văn hóa, lịch sử, góp phần không nhỏ trong việc tạo diện mạo mới cho nền nghệ thuật Thủ đô hiện đại và tạo không gian văn hóa cho Thủ đô.

Lợi ích từ nghệ thuật công cộng mang lại góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, có thể biến một khu vực đô thị chật hẹp, chen chúc trở nên trong sạch, thanh lịch hơn, đơn cử như trung tâm hồ Hoàn Kiếm trước kia và hiện nay đã thanh lịch và hấp dẫn hơn nhiều; với quy hoạch không gian chung cùng cải tạo các tuyến phố bằng chất liệu đá với những tác phẩm nghệ thuật được kết nối chặt chẽ như đền Ngọc Sơn, Tượng đài Cảm Tử, tượng đài Vua Lý Thái Tổ, đài phun nước, Tháp Rùa, hệ thống cây xanh, vườn hoa, được cải tạo trồng mới, cắt tỉa có chủ đích… đã tạo nên sự gần gũi hơn trong tâm lý người thưởng thức.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đôNhóm tượng tại Công viên Âm nhạc

Xa hơn một chút là Nhà hát Lớn, Nhà thờ Hà Nội… cùng các dãy phố được gắn kết với chứng tích lịch sử đã thu hút đông khách du lịch đến thăm quan chụp ảnh, mua sắm, mua đồ lưu niệm. Chỉ khu vực trung tâm này hàng năm đã thu được một nguồn kinh phí lớn từ các dịch vụ, giúp cho cuộc sống của người dân tăng, từ đó đời sống tinh thần nâng cao, Thành phố có thêm nguồn lực tài chính, để tạo diện mạo mới.

Qua đó có thể thấy, nghệ thuật công cộng với vai trò quan trọng trong thu hút khách thăm quan, là nơi kiến tạo nên tiềm năng kinh tế, văn hóa của xã hội. Những lợi ích nghệ thuật công cộng mang lại rất có ý nghĩa, giá trị sáng tạo của nghệ thuật công cộng đô thị còn có tính biểu tượng cao, mang tầm vóc chính trị và thời đại.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, một số công trình nghệ thuật điêu khắc công cộng ngoài trời ở Hà Nội vẫn dừng lại ở chất liệu của thế kỷ trước; một số tượng đài chủ yếu làm bằng bê tông, ít tính thẩm mỹ; một số điêu khắc hoành tráng vẫn là sản phẩm thủ công phóng to, hình khối, không gian nghệ thuật công cộng còn ít tính sáng tạo và thiếu gợi ý, gợi cảm, hình thức chủ yếu là kể tả… Đó là nguyên nhân khiến cho các tác phẩm điêu khắc này khó thích nghi với môi trường mà nó được đặt để, hạn chế giao tiếp với công chúng thường thức, làm cho sức sống của nó bị chìm đi trong bối cảnh đời sống đô thị luôn sôi động và đổi mới từng ngày

Có thể nói, nghệ thuật điêu khắc công cộng đang đóng vai trò “kiến tạo sự chú ý”, vì thế, điêu khắc phải đáp ứng được vẻ đẹp và môi trường sinh động.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Điêu khắc của Việt Nam cũng như Hà Nội đang xác định được vị trí của mình trên diễn đàn điêu khắc của thế giới nói chung; bắt đầu tạo được “sự nhận diện” và nêu danh. Để có được sự phát triển của ngày hôm nay, phải thừa nhận rằng Hà Nội vẫn luôn nỗ lực “nhìn ra thế giới” để xem tác phẩm của họ “nói” gì, tại sao họ lại trở thành một cái tên được nhắc đến khi nhắc đến đất nước họ?

“Mustang” là tác phẩm điêu khắc ngựa bằng đồng lớn nhất thế giới, do đội ngũ các nhà điêu khắc người Kenya – Robert Glen dày công chế tác. Sự sống động của những chú ngựa bằng đồng có được là nhờ công lao không nhỏ của các đài phun nước độc đáo đặt dưới hồ nước, trông như một đàn ngựa màu xanh đen đang chạy qua quảng trường Williams, Las Colinas, Texas, Mỹ. Nơi đây là điểm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan và thư giãn mỗi năm.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Bức tượng sáp “Expansion” được coi là một tác phẩm nghệ thuật nổi bật trong nghệ thuật hiện đại tại Mỹ. Với hình dạng mô tả một người phụ nữ thời đại đang ngồi thiền, cánh tay bấm tự và đôi chân gác chéo là những bài tập tiêu biểu của môn nghệ thuật thời thượng này. Khi được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật ở thành phố New York, công chúng nhanh chóng bị thu hút bởi sự mới lạ gần như độc nhất vô nhị này, bức tượng sáp “Expansion” trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời với sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu ứng ánh sáng và thiết kế nghệ thuật.

“Thế hệ đầu tiên” tại Singapore được coi là một đứa con lai đặc biệt trong nền nghệ thuật màu nhiệm thế kỉ 20. Nghệ sĩ tài hoa Chong Fah Cheong đã dùng bàn tay điêu khắc của mình để thể hiện thật sống động hình ảnh những đứa trẻ ùa đi tắm sông, tựa như bỏ qua những thô cứng ban đầu giống như con người thật sự ham muốn được tận hưởng thiên nhiên. Đây là một trong những bức tượng có tính biểu tượng cao trong nền nghệ thuật điêu khắc Singapore.

“Kelpies” – bức tượng siêu nhiên về loài ngựa đặt tại trung tâm thị trấn Grangemouth, Falkirk (Anh) khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Tác phẩm Kelpies được làm từ hàng ngàn tấm nhôm kim loại có phủ một lớp bóng bên ngoài, vẽ nên sự rực rỡ cho những con ngựa. Hơn nữa, đây là một trong những biểu tượng điêu khắc lớn hàng đầu nước Anh, mất đến 7 năm để hoàn thiện.

Còn rất nhiều các tác phẩm điêu khắc trên thế giới được coi là những thực thể có khả năng “giao tiếp” với du khách, mà đối với Thủ đô Hà Nội, chúng ta đang vẫn khao khát học hỏi, hướng tới.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô
Là người từng tham gia nhiều dự án điêu khắc công cộng ở Hà Nội, họa sĩ Quỳnh Liên cho rằng, ở Hà Nội cũng đã có các tác phẩm điêu khắc công cộng như tượng đài mang tính chất biểu trưng, tác phẩm điêu khắc trong công viên, bờ hồ….. tuy nhiên như vậy là còn quá ít.

Ngoài ra công tác bảo vệ, bảo dưỡng các tác phẩm chưa tốt nên khá nhiều các tác phẩm sau một thời gian gãy, vỡ…; nội dung tác phẩm chưa phong phú, đa phần xoay quanh lịch sử, tình yêu, quê hương đất nước, trong khi đó nhu cầu cảm thụ về thị giác, về nghệ thuật của người dân là rất lớn, đòi hỏi sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng của thế giới.

Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

“Có thể thấy điều đó qua việc rất nhiều điểm check-in tự phát của người dân gần đây xuất hiện, dự án của các tập đoàn lớn cũng rất chú trọng tới điêu khắc trong cảnh quan và kiến trúc. Đã đến lúc nghệ thuật điêu khắc công cộng thật sự cần có sự quy hoạch đồng bộ giữa kiến trúc, không gian thông qua việc xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của điêu khắc nhằm nâng cao giá trị công trình cũng như đời sống tinh thần của nhân dân.

Để làm được điều đó, theo tôi, thành phố Hà Nội nên có nhiều cuộc thi về chủ đề điêu khắc công cộng, như vậy sẽ khai thác được rất nhiều đóng góp, ý tưởng, chất liệu mới lạ. Tuy nhiên phải dựa theo quy hoạch chung của đô thị để khoanh vùng vị trí các tác phẩm sẽ được đặt ở đâu, không gian thế nào, nội dung ra sao.

Cần dựng mô hình thu nhỏ không gian cụ thể, vị trí sẽ đặt các tác phẩm và các mô hình cần được bày ngay chính nơi sau này sẽ triển khai để người dân được ngắm, góp ý kiến. Khi mô hình được hội đồng nghệ thuật, nhân dân nhất trí thì có thể dùng nguồn kinh phí của nhà nước hoặc xã hội hóa từng phần”, họa sĩ Quỳnh Liên chia sẻ.

Cùng ý kiến với họa sĩ Quỳnh Liên, họa sĩ, nhà điêu khắc Bùi Đức nhấn mạnh: “Đúng là đang thiếu những tác phẩm điêu khắc dành cho những không gian công cộng ở Hà Nội. Có chăng đó là những tác phẩm, những tượng đài được đặt hàng mang tính chất tuyên truyền, do đó yếu tố nghệ thuật trong đó không cao.

Theo tôi, tại Hà Nội, ngay cả con đường gốm sứ hay bích họa cũng chỉ mới làm sạch tường bẩn chứ chưa nổi tiếng cả nước và thế giới, khiến có thể trở thành những tác phẩm để mỗi khi du khách tới Hà Nội, tới Việt Nam, các hướng dẫn viên du lịch có thể dẫn họ đến như là một điểm đến, từ đó lan tỏa văn hóa, nghệ thuật cho Hà Nội, làm cho Hà Nội nổi tiếng hơn thì chưa làm được”.
Tác phẩm điêu khắc công cộng: định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Nhà điêu khắc Bùi Đức cũng cho rằng, nghệ thuật công công bao gồm nhiều loại hình tác phẩm. Điêu khắc mà có chất lượng chắc chắn cho người xem được những cảm xúc mạnh. Rất tiếc, hiện Hà Nội rất hiếm tác phẩm giá trị nghệ thuật cao cho các không gian công cộng.

Để Hà Nội xuất hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị nổi tiếng ra ngoài biên giới, thu hút được nhiều khách thăm quan, đòi hỏi các nhà quản lý nghệ thuật, cho phép xã hội hóa một số không gian công cộng, cho phép tư nhân có thể đầu tư không gian và tổ chức các cuộc thi trưng bày sáng tác các tác phẩm cho những không gian đó, thì mới có nhiều nhân tài.

Điều đó đòi hỏi tư duy quản lý về nghệ thuật sẽ phải đổi mới và các nhà quản lý và lãnh đạo cần đặt yếu tố nghệ thuật lên hàng đầu. Nói tóm lại muốn có chất lượng nghệ thuật thì hãy chỉ để nghệ thuật phục vụ đúng thiên chức của nó”.

Nội dung và thiết kế: Bảo Thoa / laodongthudo.vn