Người Hà Nội

1

Ấm áp “nghĩa đồng bào” trong cơn đại dịch

Khi Bệnh viện K cơ sở Tân Triều bị phong toả để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các cửa hàng trong khu vực cũng được yêu cầu đóng cửa. Nhận thấy khó khăn của các bệnh nhân, một số chủ nhà trọ cùng nhiều nhóm tình nguyện đã chủ động kêu gọi cứu trợ, sau đó cùng nhau đi phát cho bệnh nhân và người nhà ở đây.

3

Sức sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô trong tuyên truyền bầu cử và phòng, chống dịch Covid-19

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, Thành đoàn Hà Nội đã và đang triển khai hiệu quả nhiều phần việc, mô hình, cách làm sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền thông điệp “Bầu cử trách nhiệm – Chống dịch toàn diện” sâu rộng trong các cấp bộ Đoàn Thủ đô.

5

Dành trọn tình yêu cho gốm

 Sinh ra ở làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm) trong gia đình bốn đời gắn bó với nghề sản xuất đồ gốm, Nghệ nhân ưu tú Tô Thanh Sơn sớm “bén duyên” với nghề truyền thống của quê hương. Theo năm tháng, người và gốm gắn kết, hòa quyện với nhau trong từng động tác, để rồi những sản phẩm gốm – đứa con tinh thần, lần lượt ra đời, nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, giới làm nghề…

3

Hà Nội – Nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc

Hà Nội là trung tâm hành chính quốc gia, là trung tâm văn hoá lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, Hà Nội là nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc. Văn hóa người Hà Nội được biểu hiện qua nếp sống, lối ứng xử hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội. Những phẩm chất tốt đẹp đó tạo nên nội lực phát triển mạnh mẽ của Thủ đô trong suốt chiều dài lịch sử.

2

Cô hiệu trưởng hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non

Nhắc đến cô giáo Đỗ Thị Hòa (Hiệu trưởng trường Mầm non Liên Bạt, huyện Ứng Hòa), rất nhiều đồng nghiệp đều nghĩ ngay đến hình ảnh người lãnh đạo tận tụy với công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng tự học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo và lấy kết quả công việc làm đầu. Gắn bó với sự nghiệp “trồng người” đến nay đã gần 30 năm, cô luôn được đồng nghiệp quý mến, nể phục và phụ huynh, học sinh tin tưởng.

2

Những người thu gom phế liệu góp phần làm đẹp cho đời

Với mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ vòng tay nhân ái”, những buổi thu gom phế liệu dần trở nên thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chị em phụ nữ huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, để từ những đồng tiền bán phế liệu đó, những mảnh đời được sẻ chia…

3

Những người mang “trái tim Hà Nội” đi muôn nơi

Trải qua gần 10 năm hoạt động, nhóm Trao yêu thương gồm những tình nguyện viên của Thủ đô Hà Nội đã trở thành cầu nối giữa các mạnh thường quân với những mảnh đời còn nhiều khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những cánh tay đan nhau tạo thành một thể gắn bó ấy đã tạo thành “cây cầu” vững chắc chia sẻ trái tim Hà Nội đến muôn nơi.

5

Chào mùa hoa của ước vọng!

Vào hạ! Sớm mai thức dậy, nắng tràn vào phòng, những chú ve đang ngân nga bản tình ca mùa hạ trên vòm lá xanh mướt. Nhìn qua cửa sổ, thốt nhiên tôi bắt gặp những đóa phượng đã ngời lên sắc đỏ, sáng rực cả góc phố tự lúc nào. Có ai đó đã ví, mùa hạ như tháng năm thanh xuân rực rỡ của đời người. Và với tôi, hoa phượng là mùa hoa của ước vọng.

2

Lan tỏa những việc làm thiết thực, ý nghĩa của phụ nữ Thủ đô

Gắn việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với thực hiện chủ đề công tác năm của thành phố Hà Nội về làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong 5 năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Thủ đô đã thực hiện nhiều mô hình thiết thực, đi sâu vào đời sống của hội viên.

4

Nơi an trú những yêu thương

Nằm trong con ngõ yên tĩnh ở số 447 Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), “ngôi nhà” mang tên Thiên Thần Nhỏ từ lâu đã là nơi an trú của những em nhỏ bị rối loạn phát triển. Nơi đây đã từng dìu dắt những đứa trẻ vững bước vào đời, hòa nhập cuộc sống. “Người mẹ” của đàn con đến với ngôi nhà này là cô Nguyễn Thị Mai.