Dấu ấn Ô Quan Chưởng – Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa

Là cửa ô duy nhất còn sót lại của kinh thành Thăng Long, Ô Quan Chưởng không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc mà còn in đậm dấu ấn lịch sử Hà Nội xưa.

Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Ô Quan Chưởng nằm ở đầu phố Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm), gần dưới chân cầu Chương Dương, là một trong những chứng tích mang dấu ấn của Hà Nội xưa.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
“Ở đâu năm cửa chàng ơi/Sông Nhị Hà mấy khúc nước chảy xuôi một dòng…”, đó là những câu ca dao nhắc về thành Thăng Long xưa với 5 cửa ô Đống Mác, Cầu Dền, Cầu Giấy, Chợ Dừa và Ô Quan Chưởng. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, dấu ấn thời gian đã khiến những cửa ô biến mất, chỉ còn lại Ô Quan Chưởng đứng vững trãi trước thời gian, chia sẻ vui buồn cùng người Hà Nội.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Ô Quan Chưởng (hay còn gọi là Ô Đông Hà, Ô Thanh Hà, Ô Cửa Đông), tên chữ là Đông Hà môn (tức cửa phường Đông Hà), nằm ở phía Đông của tòa thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng và được xây dựng theo kiểu vọng lầu – một kiểu kiến trúc đặc trưng thời nhà Nguyễn. Tầng thứ nhất có 3 cửa, cửa chính nằm ở giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1,65m, cao 2,5m; điểm đặc biệt là cả 3 cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn. Tầng thứ 2 có vọng lầu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Trên tường cửa chính có gắn một tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính gác nhũng nhiễu dân qua lại cửa ô. Tấm bia này lập năm Tự Đức thứ 34 (1881), trước khi Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành Thăng Long trong đợt Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Bao nhiêu năm dãi dầu mưa nắng, Ô Quan Chưởng đã bạc màu thời gian, dương xỉ, rêu xanh bao phủ lên những bức tường gạch sần sùi, lồi lõm. Ô Quan Chưởng vẫn luôn là bằng chứng lịch sử nhắc nhở về tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Đối với những người dân sinh sống lâu năm trên con phố này, Ô Quan Chưởng đã trở nên gần gũi và gắn bó không thể tách rời.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Hằng năm, trong nét thâm nghiêm, thi thoảng Ô Quan Chưởng lại đón những đoàn khách đến chụp ảnh, thích thú trước cửa ô còn sót lại của Hà Nội. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hình ảnh này đã không còn.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Nhiều năm qua, Ô Quan Chưởng vẫn uy nghiêm đứng đó, cố giữ gìn cho Hà Nội nghìn năm văn hiến một kỳ quan đơn sơ, dân dã mà quý giá đến vô cùng.
Dấu ấn Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội xưa
Cửa Ô Quan Chưởng đã được công nhận và xếp hạng di tích Lịch sử cấp Quốc gia.
P.Ngân / laodongthudo.vn