Sinh hoạt xã hội trong tranh dân gian Hàng Trống

Những bức tranh thể hiện sinh hoạt xã hội của tranh dân gian Hàng Trống chứa trong nó cả văn hóa, phong tục, nếp sinh hoạt và lịch sử mà mỗi bức tranh cụ thể phản ánh.

Sách Dòng tranh dân gian Hàng Trống của tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa do NXB Thế giới và Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội vừa ấn hành. Sách tập trung nghiên cứu về lịch sử dòng tranh dân gian Hàng Trống cùng những chủ đề tranh về sinh hoạt xã hội, tích truyện, thần linh…

Tranh chợ quê ở Hà Nội với ý nghĩa thể hiện qua chữ “phi thương bất phú”, chứng tỏ tầm quan trọng của nghề buôn bán.

Tranh múa sư tử trong dịp Tết Trung thu với đủ hoạt động múa sư tử (thực chất là múa lân), rước đèn.

Tranh với chủ đề “bần nhi lạc” có nghĩa là nghèo mà vui.

Bức tranh “Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”, nghĩa là giàu có tuy ở nơi rừng núi vẫn có khách đến tìm.

Tranh Hội Tây thể hiện với địa điểm đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi diễn ra nhiều trò chơi như bắt vịt, bắt lợn, chèo thuyền, hát xẩm…

Tranh “Ngũ tử đăng khoa” nghĩa là năm người con đỗ đạt. Tranh được vẽ theo tích Đậu Yến Sơn thời Ngũ Đại sinh được năm người con trai đều giỏi giang, đỗ đạt. Tranh có ngụ ý chúc phúc gia đình con cháu học giỏi, thi cử đỗ đạt.

Bộ tranh tứ bình thể hiện chủ đề tứ nghệ, nghĩa là bốn nghề với Ngư, Tiều, Canh, Độc.

Trần Đình Ba/Zing

Ảnh: NVCC