2. Tổ chức nhiều hoạt động quy mô lớn, có sức lan tỏa, tôn vinh nét đẹp thanh lịch – văn minh của phụ nữ Thủ đô. Các cấp Hội tổ chức Tết trồng cây “Phụ nữ vun trồng tương lai” Xuân Quý Mão 2023, tổng số đã trồng mới 26.429 cây xanh, cây ăn quả góp phần thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025” của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, trong năm các cấp Hội đã trồng được trên 5 vạn cây.
Trong năm 2023 các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã trồng được trên 5 vạn cây xanh. |
3. Chủ động tham mưu đề xuất chính sách và thực hiện tốt các đề án, kế hoạch giai đoạn do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ. Trong năm, Thành hội đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt 4 đề án và kế hoạch: Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 – 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề án “Phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023 – 2026”; kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ Hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030; Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu, nội dung thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2023 – 2025″.
4. Triển khai sâu rộng các chương trình an sinh xã hội, chăm lo thiết thực cho phụ nữ và trẻ em: Các cấp Hội đã chủ động khai thác nguồn lực xã hội hoá, triển khai chương trình Tết ấm yêu thương, Triệu phần quà san sẻ yêu thương, đã trao 60.832 suất quà, mái ấm tình thương, sổ tiết kiệm, sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, trên 14.000 áo dài… với tổng trị giá 21 tỷ 240 triệu đồng; giúp đỡ 2.881 phụ nữ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình “Đồng hành cùng con”, “Mẹ đỡ đầu” tiếp tục nhận được sự ủng hộ với tình thương và trách nhiệm của nhiều cán bộ Hội, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, cá nhân; Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tiếp tục được triển khai tại 6 xã biên giới,…
5. Chỉ đạo triển khai nhiều mô hình mới phát huy vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: Trong tham gia xây dựng nông thôn mới: Mô hình “Phụ nữ tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch” và “Phân loại xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn” đã có 50.761 hộ gia đình hội viên phụ nữ áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, có sản phẩm phân hữu cơ từ rác đảm bảo tiêu chuẩn, giúp giảm khoảng 13 tấn rác thải (khoảng 40%) xả trực tiếp ra môi trường.
6. Triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế: Các cấp Hội tín chấp và quản lý tốt nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ TYM, các tổ chức tài chính vi mô với tổng dư nợ 8.363 tỷ 426 triệu đồng cho 156.016 hội viên phụ nữ vay để phát triển kinh tế (tăng 445 tỷ 265 triệu đồng so với cuối năm 2022); hỗ trợ thành lập hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý điều hành (đạt 233% chỉ tiêu năm).
Tích cực triển khai các hoạt động vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ |
7. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở; chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp: Các cấp Hội tổ chức toạ đàm nâng cao chất lượng hoạt động chi hội Phụ nữ, tăng cường tập hợp thu hút hội viên, tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ chuyên trách các cấp, tập huấn kỹ năng cho kỹ năng cho Chủ tịch Hội phụ nữ các xã, phường, thị trấn và 41.455 cán bộ chi, tổ; Triển khai Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động phụ nữ của đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội các cấp, giai đoạn 2022 – 2026”.
8. Đổi mới hình thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động Hội và nghiên cứu khoa học: Thành Hội nâng cấp giao diện của Trang thông tin điện tử; tổ chức 11 cuộc thi/hội thi hình thức trực tiếp, trực tuyến, sân khấu hoá, thi viết, video clip, báo cáo viên… Các cấp Hội duy trì hoạt động 5.849 nhóm zalo, facebook, fanpage tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hoạt động của Hội.
9. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được nâng cao về chất lượng, hiệu quả: Tổ chức hội nghị phản biện xã hội, góp ý kiến vào 4 dự thảo luật, 30 dự thảo kế hoạch, hướng dẫn, đề án của Trung ương và Thành phố. Hội LHPN cấp huyện tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các báo cáo, kế hoạch của địa phương. 30/30 đơn vị phối hợp, tham gia tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; 8 đơn vị tham mưu chủ động tổ chức đối thoại chính sách giữa lãnh đạo huyện, xã với phụ nữ, trẻ em về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em.
10. Tiếp tục các hoạt động đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ: Thành hội tổ chức các hoạt động tiếp xúc, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ với 4 đoàn đại biểu quốc tế (đoàn đại biểu Hội LHPN Thủ đô Viêng Chăn – Lào; đoàn đại biểu phụ nữ Cu Ba, Nam Phi; đoàn đại biểu Hội Nhà báo và Hội phụ nữ tỉnh Chiang Mai – Thái Lan);…
Tại Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023, phát động phong trào thi đua năm 2024 và đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động của Hội LHPN Thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, trong năm 2024, các cấp Hội LHPN Thủ đô cần tiếp tục tham gia tuyên truyền, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc trong cán bộ, hội viên, phụ nữ; tiếp tục vận động phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; phát huy tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ, xây dựng Hà Nội “văn hiến, văn minh, hiện đại”. |
Bảo Thoa
10 dấu ấn tiêu biểu của phụ nữ Hà Nội năm 2023 (laodongthudo.vn)