Mở lối xây dựng thương hiệu Thành phố Sáng tạo Hà Nội

0 shares Share Tweet Email Print LinkedIn Tọa đàm quốc tế “Thành phố Sáng tạo Hà Nội – Xây dựng Thương …

Mở lối xây dựng thương hiệu Thành phố Sáng tạo Hà Nội Chi tiết

Tọa đàm quốc tế “Thành phố Sáng tạo Hà Nội – Xây dựng Thương hiệu và phát triển Nguồn lực” vừa diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội. Sự kiện đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của các chuyên gia trong nước và quốc tế, góp phần giúp Hà Nội xây dựng thương hiệu Thành phố Sáng tạo bền chặt hơn.

a-hong-2.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng phát biểu bế mạc tọa đàm quốc tế và gửi lời cảm ơn tới các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước.

Tuy đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực sau 4 năm gia nhập mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, cũng như có nhiều nguồn lực, tiềm năng, cơ chế chính sách phát triển Thành phố Sáng tạo, nhưng việc xây dựng thương hiệu Thành phố sáng tạo còn nhiều khó khăn, thách thức.

“Xây dựng thương hiệu ra sao, nguồn lực phát huy thế nào, sự kết nối, tính ứng dụng và cách thể hiện bản sắc văn hóa… cũng cần phải tính đến vì hiện nay các hoạt động sáng tạo ở Hà Nội so với các thành phố sáng tạo phát triển khác còn khoảng cách khá xa”, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, chia sẻ.

Chúng tôi cũng nhận ra sức sáng tạo trong thành phố Hà Nội rất lớn và chúng tôi được chào đón rất nồng nhiệt –  Poppy Jarratt, Thành phố Sáng tạo Thiết kế Dundee của Vương quốc Anh.

canh-1.jpg
Các diễn giả trong nước và quốc tế thảo luận trong hội thảo.

Buổi tọa đàm quốc tế “Thành phố Sáng tạo Hà Nội – Xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực” đã được các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo đưa ra nhiều ý kiến, trao đổi về xây dựng thương hiệu, nguồn lực thiết kế Thành phố Sáng tạo Hà Nội. Tất cả đều mong muốn có sự kết nối giữa các thành phố trong mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO, để cùng chia sẻ, động viên và cùng xây dựng thương hiệu cũng như nguồn lực của mỗi Thành phố Sáng tạo ngày một bền chặt.

“Là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất, chính sách, nội dung dành cho cộng đồng sáng tạo không chỉ của Hà Nội. Hà Nội sẽ cố gắng hiện thực hóa những đóng góp, chia sẻ của 3 thành phố Thành phố Sáng tạo Belfast, Londonderry, Dundee thuộc Vương quốc Anh nói riêng, các chuyên gia trong nước nói chung tại tọa đàm quốc tế lần này”, ông Đỗ Đình Hồng phát biểu.

Dưới đây là những chia sẻ, góp ý, đề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp các chuyên gia đưa ra tại cuộc tọa đàm quốc tế, với mong muốn xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn lực, cộng đồng sáng tạo Thành phố Sáng tạo Hà Nội:

Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

a-kieu.jpg
Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một di tích của Thủ đô, chúng tôi mong muốn UBND Thành phố, Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội tạo điều kiện về chính sách để các không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố có điều kiện kết nối với nhau tốt hơn. Với các nguồn lực của các đơn vị Nhà nước có thể hỗ trợ cho nhóm sáng tạo sản phẩm của Thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực.

Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh – người sáng lập tổ hợp sáng tạo Zone 9, Hà Nội Creative city:

a-thanh.jpg
Kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh.

Sáng tạo chỉ thành công khi sản phẩm sáng tạo đó được thương mại hóa. Các cụ ngày xưa đã nói, làm cái chợ để mọi người mang hàng ra bán, thu hút các đối tác. Tôi cho rằng Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cần phải đứng làm một phiên chợ đầu tiên. Phiên chợ có thể không diễn ra hàng ngày hoặc tổ chức vào 3 ngày cuối tuần để trưng bày, bán các sản phẩm nghệ thuật. Sau này lượng khách mua hàng nhiều hơn thì ta có cơ sở vật chất tốt hơn.

Công việc của những người làm trong ngành công nghiệp sáng tạo liên quan đến trực giác, họ cần tiếp xúc trực tiếp. Chính vì thế, họ cần các không gian sáng tạo đủ lớn để có thể sáng tạo. Chúng ta nên làm một thư viện vật liệu chung của các ngành sáng tạo. Theo tôi biết tại quận Hoàn Kiếm có một thư viện cạnh vườn hoa Hàng Trống khai thác còn hạn chế so với tiềm năng. Nên chăng ta chuyển thư viện này thành “Thư viện sáng tạo”, đặc biệt trưng bày các mẫu vật liệu mà các ngành sáng tạo như kiến trúc, thời trang, nội thất… đều cần. Thư viện này là nơi cộng đồng sáng tạo gặp gỡ nhau, có thể làm việc cùng nhau, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển.

Anh Lê Việt Cường – người sáng lập Hợp tác xã Vụn Art (lao động chính là người khuyết tật, thực hiện sản xuất tái sử dụng vải vụn):

acuong.jpg
Anh Lê Việt Cường.

Cộng đồng sáng tạo của Thành phố cũng cần đồng hành với những người yếu thế. Làng nghề của Hà Nội rất nhiều, người khuyết tật cũng có thể tham gia để được học nghề, đào tạo nghề và thúc đẩy phát triển các mẫu sản phẩm mang tính sáng tạo hơn truyền thống đã có. Điều này sẽ giúp cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hoặc người khuyết tật có thêm sinh kế bền vững hơn.

Sự sáng tạo thúc đẩy sinh kế, lợi nhuận hơn cho người khuyết tật. Đâu đó, trình độ văn hóa của họ rất thấp, cho nên Hà Nội cần có nhiều hơn những mô hình gắn với yếu tố sáng tạo, môi trường, xã hội, làng nghề…

Nhà thiết kế Vũ Thảo (sáng lập và giám đốc sáng tạo của Kilomet109 – một thương hiệu thời trang môi trường của Hà Nội):

chi-thao.jpg
Nhà thiết kế Vũ Thảo

Việc đề cao yếu tố bản địa, bản sắc văn hóa trong các thiết kế sáng tạo cộng đồng rất quan trọng. Di sản văn hóa là nguồn lực rất tốt để Hà Nội xây dựng, phát triển thành phố sáng tạo. Chúng ta cần phải có không gian sáng tạo mới dựa trên nền tảng văn hóa đang có. Cần phải tôn trọng truyền thống nhưng cũng cần tiếp nhận cả những sáng tạo, thay đổi trên nền tảng truyền thống đó để tạo ra giá trị mới cho công chúng.

Hà Nội là một thành phố tôi cảm thấy rất ấm áp, điểm đến an tòa và người dân rất thân thiện. Chất lượng của các sản phẩm thủ công chúng tôi được thấy rất tuyệt vời.

Ông Chris McCreery – Thành phố Sáng tạo Âm nhạc Belfast (Vương quốc Anh)

 

Trung Kiên

Mở lối xây dựng thương hiệu Thành phố Sáng tạo Hà Nội (nguoihanoi.vn)