Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.
Nơi đây chuyên về sản xuất gốm sứ với đa dạng các chủng loại, kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến làng Gốm là du khách có cơ hội được trực tiếp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn các nghệ nhân làm gốm đồng thời cũng có thể tham gia trải nghiệm dưới sự dẫn dắt của nghệ nhân.
Làng cổ Bát Tràng
Đến với du lịch Bát Tràng, bạn không thể không ghé qua làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách cổ xưa. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội khám phá xung quanh làng cổ trên chiếc xe trâu dân giã để tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất Việt Nam thời xưa. Những địa điểm tiêu biểu mà bạn nên khám phá tại đây gồm có: Nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng…
Nhà cổ Vạn Vân
Nhà cổ Vạn Vân là công trình kiến trúc tuyệt tác bao gồm các họa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng và bộ khuôn bản dập làm gốm… từ trước thế kỷ 15. Ngôi nhà này được dựng lên cách đây 11 năm, gồm có 3 gian: gian đầu tiên là ngôi nhà gỗ 200 tuổi đưa từ Thái Bình về, gian thứ hai cũng là một ngôi nhà cổ được mua ở Nam Định, gian thứ ba là ngôi nhà đã có sẵn từ trước đó.
Đình làng Bát Tràng
Nằm hướng ra phía Sông Hồng, đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng và tổ chức các trò chơi, sự kiện, lễ hội trong làng. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt tại đây.
Sân nặn gốm
Đến với Làng Gốm Bát Tràng, nhất định bạn phải đến sân nặn gốm thể tham gia thử thách làm gốm tại nơi đây. Nếu chỉ muốn trải nghiệm nặn gốm thì chi phí mất khoảng 20K/ lượt, nhưng dành ra 40-60k, bạn có thể trở thành một thợ gốm thực sự được tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay.
Tuy ban đầu có thể hơi lúng túng khi chưa biết cách sử dụng, nhưng đừng lo, bạn sẽ được hướng dẫn và chỉ bảo tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng cổ Bát Tràng.
Sau khi bạn hoàn thành “kiệt tác”, sản phẩm sẽ được nung đốt để khô và giữ được dáng. Tiếp tục công đoạn này là đến khâu người chơi sẽ vẽ hình lên sản phẩm, tại đây bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho kiệt tác của mình. Tùy từng nhu cầu của người chơi mà sản phẩm sẽ được đi tráng bóng hay không, theo mình bạn nên tráng men để có thể lưu giữ sản phẩm lâu hơn.
Chợ gốm Bát Tràng
Chợ gốm Bát Tràng gần làng gốm Bát Tràng là nơi tập trung hàng trăm cửa hàng bán gốm sứ san sát nhau. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy những món quà lưu niệm hay những vật dụng xinh xắn được làm hoàn toàn từ gốm, vừa độc lại vừa rẻ.
Các gian hàng ở chợ gốm bày bán đa dạng các mặt hàng, đa dạng các chủng loại, màu sắc, kích thước từ đồ lưu niệm, bát đĩa, chum vại, bình trà, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng, bình đựng hoa… được thiết kế tỉ mỉ, vô cùng đẹp mắt.
Tất cả các sản phẩm tại đây đều được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân tài hoa, với những nét vẽ rồng phượng, những bức bích họa vô cùng đặc sắc. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại nhưng khoảng sân gốm mini ở trong chợ.
Quán cà phê tại Bát Tràng
Quán cà phê đầu tiên cần được nhắc đến đó chính là Ando, nghe cái tên nhiều người sẽ nghĩ quán theo đuổi phong cách hiện đại, Tây phương nhưng thực tế thì trái ngược.
Quán mang đậm phong cách cổ xưa, truyền thống, được decor trang trí bằng những vật dụng quen thuộc, dân dã, từ những bậc cầu thang được làm bằng gạch nung đến những chiếc đĩa sứ với đường nét hoa văn tinh xảo được gắn trên lường ngoài lối đi.
Không gian bên trong quán khá đặc biệt, thoáng mát và rộng rãi. Quá chủ yếu làm bằng chất liệu gỗ, được trồng khá nhiều cây xanh, giúp bạn được thư giãn, thảnh thơi khi hòa mình vào trong không gian thiên nhiên với cây lá, gió nắng… vô cùng thanh bình. Điều đặc biệt là bên trong quán có riêng một gian gốm sứ, bày biện những mẫu gốm tuyệt xảo, bắt mắt để khách hàng có thể tham quan và có thể mua về để làm kỉ niệm.
Ăn gì ở Làng Gốm Bát Tràng?
Các bạn có thể tự chuẩn bị thức ăn hoặc ăn ở các quán gần chợ Bát Tràng. Đặc sản Bát Tràng có món canh măng mực rất ngon và lạ miệng, ngoài ra còn có chè hạt hoa sói, bánh tẻ, bánh sắn nướng, ổi Đông Dư vừa giòn vừa thơm.
Đỗ Hồng (t/h)/MASK