Gia đình hơn 6 thập kỷ giữ nghề đóng oản giữa lòng Hà Nội

 Oản đường vốn được biết đến là thứ quà giản dị, thuần khiết, tinh khôi của đất Kinh kỳ đã hàng trăm năm. Nghề làm oản đường ở Hà Nội hiện nay ít nhiều đã bị mai một, chỉ còn một số ít gia đình còn lưu giữ nghề truyền thống.

Trong đó có gia đình bà Đào Thị Loan (80 tuổi), sống tại phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ) đã có kinh nghiệm hơn 60 năm làm oản với thương hiệu hương hiệu Đông Thịnh (sau đổi thành Tịnh Ngọc).

Trải qua hơn nửa thế kỷ, oản nơi vẫn luôn làm hài lòng khách hàng bởi cách làm truyền thống.

Bước đầu tiên của việc làm oản là nấu đường kính, sau đó đến giai đoạn trộn lẫn với bột nếp. Tỷ lệ trộn đường với bột nếp là bí quyết gia truyền riêng. Sự gia giảm nguyên liệu hợp lý mới có thể ra được sản phẩm với độ dẻo, hương vị ưng ý.

Sau khi trộn nguyên liệu, oản được đóng bằng khuôn gỗ.

Khuôn oản có rất nhiều kích cỡ từ nhỏ đến to, nhưng tất cả đều có dáng hình trụ tháp có chóp bằng.

Chiếc oản sau khi ra khỏi khuôn, trắng muốt, chắc, không vỡ vụn sau đó được chuyển qua khâu đóng gói.

Mỗi khuôn đều khắc những họa tiết khắc hình rồng bay phượng múa ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, thể hiện rất rõ nét tinh hoa của xứ Kinh Kỳ xưa.

Không chỉ được gói bằng giấy gương ngũ sắc, những chiếc oản lớn còn được trang trí cầu kỳ, phục vụ cho nhu cầu dâng lễ Thần Phật và trưng bày.

P.Ngân/LĐTĐ