Người Hà Nội

4

Sống xanh từ những điều đơn giản

 Phương châm của các hộ dân sống tại nhà Đ14 khu tập thể Phương Mai (ngõ 167 phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa) là “ai có sức giúp sức, ai có cây góp cây”, cùng tự tay tạo ra một môi trường sống xanh mát. Nhờ vậy, những chậu cây xanh, hoa được trồng giữa những lối lên xuống cầu thang, hành lang, chiếu nghỉ tại khu nhà lắp ghép 5 tầng; những hàng cây xanh mướt tại khoảng sân chung của khu tập thể dần biến khu nhà Đ14 thành một công viên thu nhỏ, để mỗi khi trở về, ai cũng có cảm giác nhẹ nhõm, thân thương.

A9

Độc đáo đình làng siêu nhỏ bằng gỗ gụ được chế tác suốt 5 năm

Bằng tình yêu quê hương, ông Phan Lạc Hùng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã dành 5 năm để chế tác mô hình đình làng 350 năm tuổi bằng gỗ gụ. Mô hình này có tỉ lệ 1/1.000 so với nguyên mẫu, nặng 60 kg và là mô hình đình làng nhỏ nhất Việt Nam.

12

”Chất” Hà Nội – Văn hóa Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là vùng đất “nghìn năm văn hiến”. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo cho mình những phẩm chất riêng, đó là phẩm chất hào hoa, thanh lịch… Những phẩm chất này được hun đúc từ trí tuệ, đạo đức của nhiều thế hệ người Hà Nội và là sự kết tinh tinh hoa của cư dân mọi miền đất nước hội tụ về Thủ đô.

Giai Nhat - Ao dai bai ca ket doan- Hoa Lo

Ngắm vẻ đẹp dung dị của nữ cán bộ ngành Văn hoá – Thể thao trong tà áo dài truyền thống

Với mong muốn tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt Nam và tôn vinh vẻ đẹp của nữ cán bộ công chức, viên chức công sở Hà Nội, Công đoàn Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã phát động cuộc thi ảnh Áo dài trong các công đoàn cơ sở nằm trong khuôn khổ phong trào “Tuần lễ Áo dài” nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2021).

8

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

NHNNgười xưa thường nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” khi đề cập đến ứng xử thanh lịch của người Hà Nội. Trải qua hơn ngàn năm hình thành và phát triển, văn hóa ứng xử của người Hà Nội chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, văn hóa phương Tây. Bên cạnh đó, với vị thế là kinh đô/ Thủ đô của một quốc gia, văn hóa Thăng Long – Hà Nội còn là sự kết tinh văn hóa của các vùng miền thông qua dòng người tìm về nơi đây lập thân, lập nghiệp…

6

Người Hà Nội và thú chơi hoa lê sau Tết

 Cùng mang vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo như hoa đào, hoa mận trên núi rừng Tây Bắc, hoa lê nở muộn thu hút người dân Hà Nội, những người yêu hoa thưởng thức sau Tết bởi màu trắng tinh khôi và sự mềm mại của những cánh hoa chớm nở.

10

Lặng thầm làm đẹp Thủ đô

Những ngày này, Hà Nội chào đón Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 với những vườn hoa, chậu hoa đua sắc màu rực rỡ, những hàng cây cảnh xanh mát dọc các tuyến đường, phố, công viên… Có được thành quả này không thể không nhắc đến việc làm lặng thầm của các công nhân chăm sóc, tưới cây, tỉa lá, dọn dẹp hằng ngày để khoác “chiếc áo” sắc màu lộng lẫy cho Thủ đô.

10

Lan tỏa nét đẹp văn minh

Cuộc vận động “Văn minh, tiết kiệm trong hoạt động tại các cơ sở tự viện Phật giáo Thủ đô Hà Nội” do Ban Tôn giáo thành phố phát động từ tháng 1-2020 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các chức sắc, tăng ni, phật tử. Sau 1 năm thực hiện, cuộc vận động đã lan tỏa nét đẹp văn minh tại các cơ sở tự viện, qua đó góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

5

Thực hiện 2 quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội: Hình thành chuẩn mực văn hóa tốt đẹp

Sau hơn 3 năm thực hiện, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước góp phần xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa tốt đẹp nơi công sở. Đây là khẳng định từ kết quả đợt khảo sát của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức gần đây.