Làng Đông Ngạc được coi là một làng cổ đẹp nằm trong lòng đô thị. Khi đến Đông Ngạc, hầu hết khách đến thăm đều rất ấn tượng về những chiếc cổng cổ có niên đại gần trăm tuổi.
Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ là những chiếc cổng nhà của các hộ gia đình vẫn giữ nét cổ kính, phủ bên ngoài lớp rêu phong đậm màu thời gian hết sức ấn tượng. Mỗi chiếc cổng một kiểu dáng, mang nét chạm khắc hoa văn khác nhau.
Làng Đông Ngạc cổ còn được mệnh danh là “Làng tiến sĩ” bởi có truyền thống khoa bảng. Điều này thể hiện ngay trên các cổng hình tháp bút, cuốn thư ở làng. Đây là cổng nhà thờ họ Phan, ngoài ra bên trong vẫn còn lưu giữ được ngôi nhà cổ 3 gian hai dĩ, mái cong, ngói mũi
Đây là nhà thờ của dòng họ Nguyễn, theo bia khắc ghi tại đây, năm 1907 nhà tờ Nguyễn tộc này đã từng là trụ sở của Đông Kinh Nghĩa Thục do cụ Lương Văn Can – lãnh tụ phong trào Duy Tân sáng lập
Ở Đông Ngạc,những chiếc cổng trăm tuổi đều có sự khác biệt từ kích thước đến kiến trúc. Mỗi cổng mang một dáng vẻ riêng, không thể hoà lẫn. Trải qua thời gian, có những cổng được tôn tạo trùng thu, nhưng cũng còn đó những chứng nhân lịch sử bao nhiêu năm rồi vẫn như thế: cổ kính, rêu phong và nhuốm màu thời gian.
Quá trình đô thị hóa khiến nhiều ngôi nhà cổ biến mất, song người dân vẫn cố gắng giữ lại những chiếc cổng xa xưa. Và những cổng cổ trăm tuổi vẫn tồn tại, mang đậm bản sắc văn hoá Việt giữa lòng Thủ đô
Cuộc sống ở Hà Nội dẫu có nhộn nhịp và hối hả, nhưng khi bước qua những cánh cổng xưa xũ, cuộc sống ở đây bỗng trở nên chậm hơn vài nhịp, bình yên và trầm lắng.
Mỗi chiếc cổng là câu chuyện về một người tài giỏi. Khách đến tham quan sẽ được người dân nơi đây kể về truyền thống của dòng họ mình.
Bỏ mặc sự ồn ào, náo nhiệt, những chiếc cổng nhà ở Đông Ngạc còn níu giữ những nét cổ kính và hoài niệm. Những chiếc cổng cổ xưa, tĩnh lặng trái ngược với nhịp sống hối hả của Hà Nội ngày nay.
Kim Tiến/ LĐTĐ