Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

Sau hơn một năm thực hiện Đề án 20-ĐA/TU, công tác phát triển Đảng trong học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo. Những đảng viên trẻ vừa được kết nạp trong các nhà trường là tấm gương, hình mẫu để các học sinh ưu tú noi theo. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng đảng viên kết nạp được trong các trường THPT vẫn còn ít. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể để bổ sung nguồn nhân lực trẻ cho Đảng.

Sau hơn một năm thực hiện Đề án 20-ĐA/TU, công tác phát triển Đảng trong học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo. Những đảng viên trẻ vừa được kết nạp trong các nhà trường là tấm gương, hình mẫu để các học sinh ưu tú noi theo. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng đảng viên kết nạp được trong các trường THPT vẫn còn ít. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có các giải pháp cụ thể để bổ sung nguồn nhân lực trẻ cho Đảng.
Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Theo số liệu của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, đến tháng 11 năm 2023 cả thành phố mới có 19/30 đảng bộ quận, huyện, thị xã có học sinh THPT được kết nạp Đảng theo Đề án số 20-ĐA/TU.

Liên quan tới vấn đề này, tại Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu kết nạp học sinh THPT vào Đảng theo Đề án số 20-ĐA/TU do Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, lãnh đạo các quận/huyện và các trường đều cho rằng, khó khăn trong thực hiện phát triển đảng viên là học sinh THPT trên địa bàn Thành phố hiện nay do nguồn quần chúng là học sinh để xem xét kết nạp đông nhưng số đủ điều kiện, tiêu chuẩn về độ tuổi chiếm tỷ lệ thấp (đủ 18 tuổi tính theo tháng). Tâm lý của nhiều phụ huynh chưa muốn con tham gia vào nhiều hoạt động của nhà trường cũng như dành thời gian đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng để tập trung cho việc học tập, thi cuối cấp.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Bên cạnh đó, việc đăng ký xem xét học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng đa số là học sinh lớp 12 nên chưa bố trí được thời gian học do phải tập trung cho việc học tập. Các học sinh THPT đang trong giai đoạn phát triển và hình thành tính cách nên dễ thay đổi tâm, sinh lý; nhận thức về Đảng chưa thực sự sâu sắc, còn có nhiều thay đổi.

Việc chuyển tiếp quần chúng ưu tú trong diện cảm tình đảng tại các trường về địa phương và các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất cập. Việc sinh hoạt đảng của học sinh tại các chi bộ nhà trường nhiều nơi chưa được quan tâm. Nhiều nội dung sinh hoạt chi bộ ngoài nhiệm vụ học tập của học sinh, nên có những bất cập nhất định…

Chia sẻ về công tác phát triển đảng viên trong học sinh, từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ cho hay, thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong học sinh THPT chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều học sinh được kết nạp Đảng, tỷ lệ học sinh THPT được kết nạp Đảng còn ở mức thấp, chưa tương xứng với nguồn lực tiềm năng của học sinh các trường THPT. Vì vậy, Thành ủy ban hành Đề án 20, đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác phát triển đảng là học sinh THPT là rất cần thiết.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Từ năm 2022 đến nay Đảng bộ các trường trên địa bàn quận Tây Hồ đã rà soát, xét, cử 34 học sinh tại các trường THPT tham dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tại Trung tâm Chính trị quận. Với nhiều giải pháp tích cực, chủ động, đến nay Đảng bộ quận Tây Hồ đã kết nạp được 4 học sinh THPT đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn: “Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với công tác phát triển Đảng trong học sinh đó là quy định về tuổi kết nạp. Điều lệ Đảng quy định, tại thời điểm chi bộ xem xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Do đó, chỉ có thể lựa chọn các cháu có tháng sinh từ đầu năm để đưa vào diện xem xét, kết nạp (đảm bảo học sinh được kết nạp trong thời gian còn là học sinh và được thầy cô, tổ chức Đoàn Thanh niên của nhà trường dìu dắt, giúp đỡ). Như vậy, nguồn đối tượng để xem xét, kết nạp đã bị thu hẹp rất nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ cũng cho biết thêm, cùng với quy định về độ tuổi, nhiều gia đình định hướng cho con đi du học từ rất sớm. Vì vậy, dù các cháu có điều kiện phù hợp để tạo nguồn kết nạp Đảng song bản thân gia đình, học sinh lại không có nguyện vọng do e ngại về các thủ tục hành chính khi chuyển sinh hoạt đảng, và sinh hoạt đảng tại các chi bộ đảng ở nước ngoài…

Từ thực tiễn triển khai thời gian qua, thầy Lê Anh Tuấn, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây) cho rằng, việc tạo nguồn và kết nạp học sinh vào Đảng là không dễ, cần tiến hành công phu, trong thời gian dài và liên tục. Vì thế, từ khi học sinh vào lớp 10 nhà trường đã rất chú trọng đến công tác tạo nguồn, bồi dưỡng giáo dục lý tưởng cách mạng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống cho các em thông qua nhiều hoạt động.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Theo thầy Lê Anh Tuấn, khó khăn nhất là học sinh lứa tuổi này chưa thực sự chín chắn, dễ dao động tư tưởng. Vì vậy, việc đồng hành, hỗ trợ, định hướng rất quan trọng, cần thiết và phải kiên trì. Cách thức của nhà trường là phân công đảng viên chính thức phối hợp Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường theo dõi để giúp đỡ, định hướng và cùng các em kiên trì mục tiêu phấn đấu trong suốt 3 năm học.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Hoàng Thanh Tùng (Bí thư lớp Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước K43, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng điểm khó hiện nay trong công tác phát triển đảng viên cho học sinh đó là thủ tục kết nạp đảng viên khá phức tạp, nhiều bạn đã đủ tiêu chuẩn nhưng quá trình xác minh lý lịch gặp khó khăn do ông, bà sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ bị kéo dài. Điều này cũng khiến cho việc kết nạp Đảng bị chậm trễ.

Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp xúc với nhiều đảng viên trẻ trong trường đại học, Tùng nhận ra, có một số đảng viên lập trường tư tưởng không kiên định, khi vào môi trường mới không còn nhiệt huyết tham gia vào công tác xã hội, đoàn thể… ảnh hưởng tới việc hoàn thành quá trình một năm thử thách.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Từ những khó khăn trong thực tế phát triển đảng viên trong học sinh THPT và những vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án 20-ĐA/TU, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng cho rằng, để triển khai hiệu quả Đề án quan trọng này, các cấp bộ Đoàn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, giác ngộ lý tưởng của Đảng; hình thành thái độ, động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn cho đoàn viên, học sinh. Từ đó giúp cho học sinh sống có lý tưởng sẽ làm cho các em có thái độ “tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí và quyết tâm trong hành động”.

Đồng thời, các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trong đoàn viên, thanh niên, tạo môi trường để đoàn viên, học sinh rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Được biết, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội có tổng số 107 đơn vị cơ sở Đoàn trực thuộc với 59 cơ sở Đoàn khối trường đại học, cao đẳng, học viện và 42 cơ sở Hội Sinh viên Việt Nam. Đây là nguồn đoàn viên, hội viên ưu tú để tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên Việt Nam thành phố giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp nhằm bổ sung nguồn nhân sự kế cận chất lượng cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Trên góc độ nhà trường, cô Trần Thị Tuyến – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An khẳng định, để làm tốt công tác phát triển Đảng trong nhà trường, điều quan trọng là phải tập trung vào việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh. Kinh nghiệm của nhà trường là tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề; mời các chuyên gia, cán bộ các cơ quan chuyên môn về thông tin, trao đổi với học sinh. Ngoài ra, nhà trường tích cực đổi mới các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp để học sinh hứng thú khi tiếp nhận thông tin.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

Một giải pháp cực kỳ quan trọng khác là các nhà trường phải chủ động nghiên cứu các quy định, quy trình trong việc tạo nguồn, kết nạp và chuyển sinh hoạt Đảng cho học sinh đặc biệt là những học sinh có dự định đi du học. Đối với những học sinh này, cần hoàn thiện hồ sơ, kết nạp Đảng sớm, sau khi được kết nạp Đảng cần nhanh chóng cho các em học lớp đảng viên mới để tạo thuận lợi cho việc chuyển sinh hoạt Đảng và sinh hoạt Đảng tại chi bộ nước ngoài của các em sau này.

Là trường điển hình về kết nạp đảng viên là học sinh, theo Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam Trần Thùy Dương, một trong những bài học kinh nghiệm cần thiết là phải phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong công tác định hướng, giáo dục lý tưởng, chính trị, nhận thức về Đảng cho học sinh. Đồng thời, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo sát kết quả học tập và rèn luyện để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và định hướng cho các em phấn đấu.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Cô Trần Thuỳ Dương cũng đề xuất, để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển Đảng trong học sinh THPT, các cơ quan có thẩm quyền xem xét về độ tuổi kết nạp Đảng, đối với những trường hợp học sinh ưu tú, xuất sắc trong các trường THPT, có thể linh hoạt về thời gian kết nạp Đảng cho đối tượng đặc thù này, chỉ cần đến năm đó đủ 18 tuổi (không tính tháng). Việc này tạo thêm nhiều cơ hội cho những học sinh có năng lực, phẩm chất tốt, đủ tố chất và có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Việc được vào Đảng không chỉ là ghi nhận quá trình phấn đấu của học sinh, mà còn tạo nền tảng để các em tiếp tục tu dưỡng với mức độ cao hơn về tính gương mẫu và tinh thần trách nhiệm.

Về giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển Đảng thời gian tới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Thành đoàn Hà Nội và các quận, huyện, thị ủy triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng về vị trí, vai trò của công tác kết nạp đảng viên.

Cụ thể, Sở sẽ chỉ đạo các nhà trường đánh giá thực trạng công tác kết nạp đảng viên trong các trường học của thành phố, trong đó có việc kết nạp đảng viên là học sinh để xác định rõ và toàn diện những khó khăn, bất cập và nhận diện nguyên nhân để có biện pháp tháo gỡ phù hợp, hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá toàn diện tình hình thực tế, Sở sẽ xây dựng lộ trình, giải pháp cụ thể, quyết tâm phấn đấu hằng năm, mỗi trường THPT kết nạp ít nhất 1 đảng viên là học sinh.

Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đề xuất Thành phố chỉ đạo các đơn vị quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển đảng trong học sinh; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao tạo thuận lợi cho các học sinh chuyển tiếp quá trình kết nạp Đảng khi đi du học; tạo điều kiện cho các học sinh sinh hoạt ghép trong quá trình chuyển tiếp vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
Lãnh đạo nhiều, quận, huyện, thị xã cho rằng, đối với với công tác phát triển đảng viên trong học sinh THPT, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho phụ huynh, học sinh, giáo viên thì vai trò của người đứng đầu cấp uỷ nhà trường là vô cùng quan trọng.

Theo Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Anh Tuấn, để triển khai hiệu quả Đề án số 20-ĐA/TU, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ khâu rà soát, xây dựng kế hoạch tạo nguồn phát triển đảng viên là học sinh một cách bài bản, có tính lâu dài. Cụ thể, cần theo dõi, lựa chọn các đối tượng học sinh vào diện cảm tình Đảng từ lớp 10; giao nhiệm vụ hoặc tạo môi trường để học sinh rèn luyện, phấn đấu, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức Đảng; tổ chức kết nạp Đảng khi học sinh đủ 18 tuổi; tiếp tục dìu dắt, giúp đỡ để học sinh có nền tảng kiến thức, kỹ năng, nhận thức vững vàng, tự tin, tự hào khi khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Đồng thời, các cấp ủy Đảng ra Nghị quyết giao chỉ tiêu kết nạp cho các chi bộ trực thuộc nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ thống nhất. Trên cơ sở có chỉ tiêu, các chi bộ xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng quý. Phân công nhiệm vụ cho các đảng viên giúp đỡ cảm tình Đảng, kịp thời báo cáo với Đảng ủy kết quả rèn luyện, phấn đấu của cảm tình Đảng. Phân công cho các đồng chí đảng ủy viên và trưởng các đoàn thể phụ trách từng đơn vị công việc cụ thể trong công tác kết nạp đảng viên.

Đặc biệt cần làm tốt công tác phân công đảng viên giúp đỡ học sinh vào Đảng một cách cụ thể. Trong đó, nòng cốt là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp phải xác định được đối tượng học sinh tiềm năng, giao nhiệm vụ cụ thể, định hướng và ghi nhận thành tích trong quá trình phấn đấu. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn chịu trách nhiệm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trao đổi với cha mẹ học sinh để có sự thống nhất về tư tưởng nhằm có được sự hậu thuẫn từ gia đình.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển
“Sau khi làm việc và giao chỉ tiêu cụ thể tới các trường THPT, đến nay, nguồn cảm tình Đảng trong học sinh tại quận Tây Hồ đang là 92 em. Trong đó, Trường THPT Chu Văn An có 45 em (15 em đã học xong lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, 30 em được cử đi học trong thời gian tới), Trường THPT Tây Hồ chọn được 47 em đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Điều này thể hiện rõ sự chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đảng viên trong học sinh THPT quận Tây Hồ”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Phong cho rằng, các nhà trường cần có kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh bằng những hình thức mới, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, từ đó tạo sự thu hút đối với học sinh khi tìm hiểu về Đảng. Trong đó, kế hoạch tạo nguồn phải được xây dựng chặt chẽ, lựa chọn đối tượng quần chúng phải bảo đảm công tâm, khách quan, chính xác, mang tính toàn diện cả về cơ cấu thành phần, lịch sử chính trị, động cơ phấn đấu, không chạy theo thành tích, coi nhẹ tiêu chuẩn.

Từ những khó khăn trong công tác phát triển đảng viên trong học sinh THPT, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc kết nạp đảng viên là học sinh sẽ góp phần tạo dựng những tấm gương có sức động viên cổ vũ đối với phong trào đoàn thanh niên nhà trường, tạo lan tỏa rộng lớn trong khối trường THPT; giúp công tác giáo dục toàn diện của các nhà trường được nâng lên một bước. Vấn đề quan trọng là cần thống nhất về nhận thức là kết nạp vào Đảng để các đảng viên trẻ tiếp tục được rèn luyện phấn đấu trong môi trường khắt khe hơn, liên tục hằng ngày cần “tự soi tự sửa” như Bác Hồ đã dạy.

Vì vậy đồng chí đề nghị cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc, không chỉ ngành Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, mà phải từ cấp ủy các cấp và Thành đoàn Hà Nội. Trong đó, các đồng chí Bí thư cấp ủy, hiệu trưởng các nhà trường cần có trách nhiệm cao hơn nữa trong công tác này.

Phó Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu về số lượng đảng viên kết nạp mới và tạo nguồn cho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình phát triển đảng viên mới trong trường phổ thông, một mặt phải bảo đảm các quy trình, quy định, không hạ thấp tiêu chuẩn; song cần linh động, tạo cơ hội cho các học sinh có điều kiện và mong muốn được tham gia, trên cơ sở đó, lựa chọn, bồi dưỡng và kết nạp những học sinh xứng đáng, có sức hút, có sự lan tỏa. Các trường cũng cần có kế hoạch tăng cường giáo dục chính trị cho học sinh; thông qua công tác phát triển Đảng, kết nạp đảng viên trong học sinh, khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ.

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

———————-

Nội dung: Lê Thắm – Thiết kế: P.T

Kỳ cuối: Gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển (laodongthudo.vn)