Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên. |
Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó: phấn đấu 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định.
Cùng đó, phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, đã và đang phát triển có chủ thể tham gia Chương trình OCOP, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP;
Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được UBND Thành phố đánh giá và phân hạng; 100% chủ thể được bồi dưỡng, tập huấn về Chuơng trình OCOP; tỷ lệ lao động qua bồi dưỡng, tập huấn được cấp chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 25%; phấn đấu có ít nhất 70% chủ thể OCOP là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp;
Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng hoặc tham gia liên kết chuỗi giá trị ổn định, hiệu quả; 100% các sản phẩm OCOP đuợc tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phåm OCOP;
Cùng đó, Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 1 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; mỗi huyện, thị xã có ít nhất 1 sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lich”; khuyến khích các quận có sản phẩm OCOP thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; hằng năm mỗi quận, huyện, thị xã phát triển ít nhất 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP;
Phấn đấu 100% các trung tâm thưong mại, siêu thị tổng hợp giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thông siêu thi̟, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…).