Làn gió mới từ chính quyền đô thị

Là đô thị loại đặc biệt, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước, phát triển sôi động về kinh tế, xã hội, Hà Nội cần có mô hình tổ chức phù hợp với cả chính quyền đô thị và nông thôn để điều hành, lãnh đạo linh hoạt, hiệu quả, xứng với vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Từ ngày 1/7/2021, thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 12 quận và thị xã Sơn Tây.

Việc thực hiện thí điểm diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi phải thực hiện “nhiệm vụ kép” như thêm một “phép thử” với chính quyền cơ sở. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai bài bản, đồng bộ, đúng hướng dẫn của Trung ương, đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện, những đổi mới về cơ chế quản lý, phương thức hoạt động đã và đang mang lại những thay đổi đáng mừng trong điều hành, quản lý của chính quyền các quận, phường của Thủ đô. Tổ chức bộ máy của 175 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây đã được tinh gọn hơn nhưng vẫn bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt là việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục chứng thực ở các phường được người dân đánh giá rất cao…
Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Thay đổi quan trọng khi thí điểm chính quyền đô thị là không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường. Điều này cũng từng đặt ra băn khoăn, vậy quyền dân chủ của người dân và công tác giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) phường sẽ được thực hiện như thế nào? Đáng mừng, từ thực tế thí điểm, nhiều người dân cho rằng, việc được tham gia đối thoại trực tiếp với Bí thư, Chủ tịch UBND phường, thay cho việc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND phường là thay đổi rất tiến bộ…
Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Một trong những thay đổi dễ nhận biết, được người dân đánh giá cao khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội chính là thay đổi từ bộ máy chính quyền cơ sở. Đặc biệt là với những việc gắn trực tiếp với nhân dân. Điển hình như việc giải quyết thủ tục chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký tại UBND phường, là kết quả của thí điểm Chủ tịch UBND phường ủy quyền cho công chức Tư pháp – Hộ tịch trực tiếp ký hồ sơ chứng thực, người dân không phải đi lại nhiều lần, không phải chờ đợi, được trả kết quả ngay. Điều này cho thấy rõ mục tiêu của việc tìm ra một mô hình tổ chức chính quyền mới – vừa hiệu lực, hiệu quả, vừa gần dân hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.
Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Đến UBND phường Đội Cấn, quận Ba Đình làm thủ tục chứng thực, anh Nguyễn Thế Lực phấn khởi khi chỉ mất 15 phút là được nhận kết quả chứng thực hồ sơ nhập học cho con và hồ sơ thành lập công ty.

“Khác hẳn đợt đầu năm ngoái, cũng đi chứng thực, tôi phải xin nghỉ tranh thủ tận 2 hôm, chiều nay đến nộp giấy tờ rồi cầm giấy hẹn về, ngày mai lại đến lấy kết quả. Nay chỉ phải chờ một lúc rồi nhận kết quả luôn, đúng là đột phá trong cải cách của Hà Nội. Mong rằng ngày càng có nhiều thủ tục hành chính được giải quyết nhanh như làm chứng thực”, anh Lực vui vẻ chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Tương, trú tại phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm cũng khá hài lòng khi đến UBND phường xin cấp bản sao giấy khai sinh và chứng thực “sổ đỏ” mà không cần phải hẹn. “Tôi không hiểu rõ lắm về mô hình tổ chức chính quyền, nhưng điểm mới năm nay tôi thấy là làm thủ tục chứng thực không phải chờ ngày nọ sang ngày kia, các thủ tục khác làm trực tuyến cũng được cán bộ hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu, người già còn được kê khai hộ trên phần mềm. Như thế là đáng khen rồi”, bà Tương cho biết.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

Từ thực tế đi làm thủ tục hành chính và bà con phản ánh, ông Ngô Mạnh Sơn, Tổ trưởng Tổ dân phố số 6 phường Đội Cấn cũng chung cảm nhận với người dân. “Trước kia để làm thủ tục chứng thực mà lãnh đạo phường đi họp, đi công tác thì dân phải chờ vì không có người ký hồ sơ. Từ khi thực hiện chính quyền đô thị, bà con không còn phải chờ lãnh đạo UBND phường đi họp về ký như trước, giờ được công chức ký rồi trả ngay, giá trị giấy tờ vẫn thế, nên hài lòng. Làm các thủ tục khác, nhiều người không biết khai, cũng được công chức thay nhau hướng dẫn, người dân không phải khai lại nhiều lần”.

Đáng quan tâm, từ hiệu quả ủy quyền giải quyết thủ tục chứng thực, UBND quận Hoàn Kiếm còn thí điểm triển khai “Các thủ tục hành chính không chờ” tại phường Hàng Bài với thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử và trích lục bản sao đối với giấy khai sinh, khai tử, kết hôn. Từ tháng 5/2022, UBND quận Hoàn Kiếm đã nhân rộng mô hình này trên địa bàn 18 phường, đồng thời xem xét thực hiện thêm với các thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; xác nhận vào đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sỹ; ủy quyền hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội…

Cảm nhận của người dân cũng phù hợp với đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, tổ chức về công tác cải cách hành chính của thành phố Hà Nội. Năm 2021, 2022, Hà Nội có sự tiến bộ rõ rệt trong công tác cải cách hành chính với sự thăng hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) từ thứ 48 lên xếp thứ 9; Chỉ số Cải cách hành chính (Par Index) xếp thứ 10/63 tỉnh, thành; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tăng 3 bậc… Chắc chắn, những tiến bộ này có sự đóng góp từ việc thực hiện thí điểm chính quyền đô thị, nỗ lực cải thiện quy trình thực hiện thủ tục chứng thực của UBND các phường.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Không muốn ảnh hưởng đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân trong giờ làm việc, anh Bùi Quang Huy, công chức Tư pháp – Hộ tịch phường Đội Cấn, quận Ba Đình tiếp chúng tôi sau 5 giờ chiều.

Khá sôi nổi khi nói về những thay đổi trong giải quyết thủ tục hành chính ở cấp phường, anh Huy cho hay, từ khi anh nhận ủy quyền trực tiếp ký chứng thực, nhiều người dân ngỡ ngàng khi đến làm thủ tục chứng thực được trả kết quả ngay. Trước đây, do phải hẹn nên khi chứng thực các giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, hay các loại giấy tờ chỉ cấp một lần người dân thường lo lắng, không yên tâm sợ bị thất lạc, sợ rách…

“Được giải quyết ngay, không phải đi lại nhiều lần, không lo bị mất giấy tờ, nên bà con rất phấn khởi. Người dân thoải mái, đến giao dịch vui vẻ cũng khiến cán bộ, công chức như tôi thấy vui hơn, cảm thấy công việc của mình hiệu quả, cống hiến hơn”, anh Huy chia sẻ.

Tuy nhiên, thủ tục nào liên quan đến người dân cũng được yêu cầu thực hiện nhanh, chính xác và chứng thực chỉ là một trong số các nhiệm vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch phường.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

“Ví dụ khi có công dân đến làm thủ tục khai tử, chúng tôi sẽ ưu tiên làm trước, những người làm chứng thực sẽ phải chờ, khi đó họ sẽ thắc mắc tại sao? Hoặc khi làm hồ sơ khai sinh phải rất tập trung, vì các dữ liệu này đòi hỏi chính xác, cẩn trọng, nhưng công dân đến làm chứng thực lại phải ký ngay… chưa kể phần mềm cài đặt giờ rất sát sao, nếu bẵng đi làm thủ tục chứng thực một lúc, chậm nhập dữ liệu là hệ thống đã tính là giải quyết hồ sơ chậm.

Điều này cũng tạo nên áp lực cho công chức. Theo tôi, việc tinh giản về tổ chức bộ máy chính quyền như mô hình đang thí điểm gọn hơn, là phù hợp, nhưng cần tối ưu hóa các công cụ để hỗ trợ công chức thực thi nhiệm vụ, ví dụ như các phần mềm”, anh Huy mong muốn.

Theo Báo cáo sau 1 năm thực hiện thí điểm chính quyền đô thị của Sở Tư pháp Hà Nội, có 155/175 phường đã thực hiện Chủ tịch UBND phường ủy quyền ký chứng thực cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, còn 20/175 phường chưa ủy quyền do công chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho hay: “Qua kết quả triển khai và báo cáo đánh giá tại các phường, việc ủy quyền công chức Tư pháp – Hộ tịch được ký chứng thực đã đơn giản hóa quy trình, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức cho tổ chức, công dân đến làm thủ tục hành chính do không phải chờ đợi trong nhiều giờ hay phải đi lại nhiều lần như trước. Đồng thời, cũng giảm tải áp lực, công việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường để tập trung giải quyết các nhiệm vụ khác.

Việc ủy quyền cũng giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, tạo điều kiện cho công chức Tư pháp – Hộ tịch chủ động hơn trong việc bố trí thời gian giải quyết công việc, giảm áp lực công việc và tăng đáng kể thời gian giải quyết các công việc khác cho lãnh đạo UBND phường”.

Nhiều lãnh đạo UBND phường cũng chia sẻ, sau khi ký ủy quyền, họ không còn phải vội vàng chạy về cơ quan để tranh thủ ký chứng thực sau mỗi buổi họp trên quận, trên thành phố hay đi cơ sở. Với phần lớn số lượng thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp phường là chứng thực, việc ủy quyền cũng giúp bớt đi cảnh người dân phàn nàn, khó chịu vì phải chờ đợi…

Đáng quan tâm, từ thực tiễn quản lý, ông Phạm Thanh Cao cho biết, Sở Tư pháp Hà Nội đề nghị mở rộng quy định về ủy quyền ký chứng thực từ UBND các phường đến UBND các xã, thị trấn. Từ đó, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ việc ủy quyền ký chứng thực, giúp Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn có thêm thời gian giải quyết các công việc khác của địa phương, trong bối cảnh tiêu chuẩn, trình độ, kinh nghiệm của công chức Tư pháp – Hộ tịch phường và công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, thị trấn tương đương. Đồng thời, đề nghị tăng cường chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đẩy mạnh ký số để giảm việc lạm dụng bản sao giấy và kiểm tra thông tin phát hiện giấy tờ giả.

Trung bình một năm, một UBND phường giải quyết hơn 1.500 hồ sơ chứng thực bản sao từ bản chính, hơn 600 hồ sơ chứng thực chữ ký. Trung bình một ngày, một UBND phường tiếp nhận và giải quyết hơn 50 hồ sơ chứng thực.

UBND phường là nơi gần dân nhất, giao dịch với người dân nhiều nhất, với phần lớn thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp phường là thủ tục chứng thực, nếu việc ủy quyền được triển khai rộng khắp đến tất cả các xã, thị trấn, chắc chắn đây sẽ là điểm sáng cải cách thủ tục hành chính của Hà Nội, thiết thực tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho cả công dân và Nhà nước.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...
Một trong những thay đổi quan trọng khi thí điểm chính quyền đô thị là không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường. Điều này cũng từng đặt ra băn khoăn, vậy quyền dân chủ của người dân và công tác giám sát hoạt động của UBND phường sẽ được thực hiện như thế nào? Đáng mừng, từ thực tế thí điểm, nhiều người dân cho rằng, việc được tham gia đối thoại trực tiếp với Bí thư, Chủ tịch UBND phường, thay cho việc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND phường là thay đổi rất tiến bộ.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

Hơn 25 năm làm Tổ trưởng Tổ dân phố, ông Nguyễn Thế Dũng, Tổ trưởng Tổ dân phố số 2 phường Văn Miếu, quận Đống Đa cho hay: “Từ khi thực hiện thí điểm, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết… vẫn được triển khai đến các Tổ dân phố như bình thường, dù không có HĐND phường giám sát. Thay cho tiếp xúc với đại biểu HĐND phường, bà con tham gia đối thoại với Bí thư, Chủ tịch UBND phường.

Sau khi nghe lãnh đạo phường báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trên địa bàn, ai có tâm tư, nguyện vọng, vấn đề gì thắc mắc thì trình bày trực tiếp, nếu thuộc thẩm quyền cho phép thì Chủ tịch trả lời, giải đáp ngay, nên bà con thấy yên tâm hơn, tiện lợi hơn tiếp xúc cử tri. Ở phường Văn Miếu, lãnh đạo phường tương tác rất kịp thời trước các ý kiến của người dân nên hội nghị đối thoại rất thoải mái”.

Bà Ngô Thị Minh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Đội Cấn nhìn nhận, không tổ chức HĐND cấp phường, nhưng quyền dân chủ và giám sát của người dân vẫn được bảo đảm bằng nhiều hình thức. Trong 1 năm qua, ngoài các buổi tiếp công dân định kỳ, tiếp xúc cử tri của HĐND quận, phường Đội Cấn đã tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND phường với Nhân dân, đảm bảo quyền dân chủ của người dân.

Với việc thay tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND phường bằng việc tổ chức đối thoại được người dân ghi nhận đây là sự đổi mới tích cực. “Nhìn chung, người dân phấn khởi vì được kiến nghị trực tiếp, nghe giải đáp trực tiếp với Chủ tịch UBND phường hơn”, bà Hằng cho biết.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

“Việc Bí thư và Chủ tịch UBND phường tiếp xúc trực tiếp, đối thoại, trả lời luôn các kiến nghị của người dân rất tốt, người dân không phải thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri, rồi tổng hợp thành biên bản, rồi mới chuyển đến lãnh đạo phường, đợi chờ mới được biết kết quả giải đáp kiến nghị của mình” là nhận xét của bà Đỗ Thị Thảo, Bí thư Chi bộ 3 phường Đội Cấn.

Với gần 30 năm tham gia công tác tại UBND phường, bà Thảo nhìn nhận, việc không tổ chức HĐND phường là hợp lý. “Theo quy định, mỗi năm phường tổ chức 2 lần đối thoại, tôi cho rằng, nên tổ chức dưới địa bàn dân cư. Ví dụ như phường Đội Cấn có 10 tổ dân phố, nên chia làm 3 cụm, tổ chức 3 buổi/1 lần, tại các khu dân cư để người dân tham gia được nhiều hơn”, bà Thảo bày tỏ.

Đánh giá của UBND Thành phố cho biết, qua tổng hợp, tại các hội nghị đối thoại đã tiếp nhận 2.122 kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Các kiến nghị đã được Chủ tịch UBND các phường trao đổi trực tiếp giải đáp, công khai, dân chủ tại Hội nghị. Với những kiến nghị chưa thể giải đáp ngay tại Hội nghị được Chủ tịch UBND các phường trả lời bằng văn bản (2.038/2.122 kiến nghị, đạt 96%); với các nội dung vượt thẩm quyền được báo cáo lên UBND các quận, thị xã tổng hợp trả lời.

Nếu thấy chưa thỏa đáng, người dân có thể phản ánh nguyện vọng thông qua kênh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể. Qua thực tiễn triển khai cũng cho thấy, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội ở phường đã phát huy được vai trò giám sát, phản biện xã hội khi không tổ chức HĐND phường.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

Đồng thời, các cuộc họp có các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân đều được thông tin trên các hệ thống thông tin của phường như niêm yết tại trụ sở UBND phường, bảng tin tại các nhà văn hóa; thông tin trên hệ thống loa truyền thanh phường…để người dân dễ dàng nắm bắt.

Theo báo cáo của HĐND các quận và thị xã Sơn Tây, qua gần 1 năm thực hiện việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị, không tổ chức HĐND tại phường, HĐND quận, thị xã đã đảm bảo được việc giám sát các hoạt động của cả UBND quận, thị xã và UBND các phường trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giám sát đối với hoạt động của UBND phường, tăng cường công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân để lắng nghe ý kiến, phản ánh kiến nghị của cử tri và Nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt quyền đại diện cho cử tri trên địa bàn đơn vị.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, công tác thanh, kiểm tra công vụ cũng được Thành phố chú trọng triển khai đều đặn hàng năm.

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường...

Nội dung: HẢI LÝ Đồ họa: ĐỨC HÀ

Kỳ 1: Khi người dân thích gặp Chủ tịch phường… (laodongthudo.vn)