Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức

Xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất miến dong, mỳ, bún gạo khô. Những ngày hè, ngay từ sáng sớm, người dân nơi đây đã tất bật với các công đoạn sản xuất rồi đem phơi nắng cho kịp mẻ sản xuất mới. Khắp các con đường trong thôn và trên cánh đồng làng, tiếng nói cười rôm rả và mùi thơm đặc trưng của gạo, dong riềng đã tạo nên nét đẹp riêng có cho vùng quê nơi đây.

Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Trải qua những thăng trầm, đến nay ở xã Minh Khai mặc dù số hộ theo nghề truyền thống đã giảm so với trước nhưng không khí sản xuất vẫn tấp nập. Điều đó cho thấy lòng yêu nghề cha ông để lại cũng như hiệu quả kinh tế mà nghề truyền thống mang lại.
Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Gia đình ông Đỗ Đăng Thưởng là một trong những hộ gắn bó lâu nhất với nghề sản xuất miến. Những năm qua, vợ chồng ông vẫn duy trì nghề truyền thống. Mỗi ngày gia đình ông làm hơn 1 tấn bột, cho ra được 700 – 800kg miến, cung cấp ra thị trường.
Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Nguyên liệu làm miến là bột củ dong riềng nguyên chất. Để làm được một mẻ miến, người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn như củ dong riềng đem xay, lộc lấy bột sau đó khuấy thành hồ, đem tráng ra bánh, phơi bánh, thu về thái miến đến đủ độ khô…
Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Hiện nay ngoài miến dong, người dân còn sản xuất đa dạng các sản phẩm như mỳ, bún gạo khô… Nghề làm miến, bún gạo phải trải qua nhiều công đoạn. Theo nghề, người dân phải dậy từ 4 giờ sáng để cho ra lò những mẻ sản xuất mới kịp phơi nắng, tạo độ tươi ngon cho sản phẩm.
Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Ông Lê Văn Hưởng, gắn bó nhiều năm với nghề sản xuất bún gạo khô cho biết khác với miến, bún gạo được làm từ gạo tẻ, mỗi tháng gia đình ông sản xuất ra thị trường 8 – 10 tấn, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.
Nhộn nhịp sản xuất ở làng nghề truyền thống xã Minh Khai, huyện Hoài Đức
Trước đây, công đoạn chế biến nông sản, thực phẩm của các gia đình chủ yếu sử dụng sức người thì nay việc sản xuất được cơ giới hóa, tăng năng suất và chất lượng. Nghề sản xuất miến, bún gạo phát triển góp phần tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân trong vùng.

 

N.Hoa
https://laodongthudo.vn/nhon-nhip-san-xuat-o-lang-nghe-truyen-thong-xa-minh-khai-huyen-hoai-duc-143795.html