Điện Kính Thiên trong Hoàng thành Hà Nội khoảng năm 1884-1885. Lúc này, thực dân Pháp mới chiếm Hà Nội và dùng điện làm nơi đóng quân.
Điện Kính Thiên trong ký họa của họa sĩ Pháp H. Clerget (1818-1899).
Điện Kính Thiên là cung điện quan trọng bậc nhất kinh thành Thăng Long xưa, là nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.
Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.
Đầu thời Nguyễn, khi kinh đô đã chuyển vào Huế, vua Gia Long cho xây dựng khu vực điện Kính Thiên làm hành cung để vua sử dụng mỗi khi các vua nhà Nguyễn “Bắc tuần”.
Thời Pháp thuộc, vào năm 1886, thực dân Pháp phá bỏ hành cung Kính Thiên và xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh tại đây. Ngôi nhà này được gọi là nhà Con Rồng (hay còn gọi là Long Trì), do phía trước và sau đều có rồng đá chầu.
Thềm rồng điện Kính Thiên, khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Năm 1886 người Pháp phá điện để xây nhà sở chỉ huy pháo binh.
Khu nhà sở chỉ huy pháo binh – trên nền điện Kính Thiên xưa – nhìn từ phía ngoài, 1946.
Rồng đá của điện Kính Thiên thời thuộc địa.
T.B (tổng hợp)