“Nối dài” nét đẹp văn hóa truyền thống dịp đầu xuân

Hà Nội là địa phương có số lượng lễ hội lớn với gần 1.300 lễ hội có quy mô lớn, nhỏ, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô cũng như du khách thập phương.

1.jpg

Đoàn kiểm tra do đồng chí Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Trần Thị Vân Anh làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại huyện Ba Vì

Lưu giữ và lan toả nét đẹp văn hoá Thăng Long – Hà Nội

Nhắc đến những lễ hội nổi tiếng ở Hà Nội thường gắn liền với tên tuổi của những anh hùng có công với dân, với nước như: lễ hội Gò Đống Đa gắn liền với những chiến công chống giặc ngoại xâm cứu nước của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương; lễ hội Gióng với huyền thoại Thánh Gióng; lễ hội Hai Bà Trưng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị. Bên cạnh đó, có một số lễ hội ở Hà Nội gắn liền với những danh thắng nổi tiếng như: lễ hội Chùa Hương được gọi là thắng cảnh đẹp nhất trời nam; lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tại huyện Ba Vì gắn liền với sức hấp dẫn của một vùng đất “sơn thuỷ hữu tình”, độc đáo, đặc trưng của 3 dân tộc Kinh – Mường – Dao… Mỗi lễ hội mang đậm giá trị văn hoá truyền thống của người Việt và của người Hà Nội – Tràng An.

10.jpg
Lễ hội Gò Đống Đa vào ngày Mùng 5 tháng Giêng xuân Quý Mão 2023

Sau 2 năm tạm dừng tổ chức vì COVID-19, những ngày đầu xuân mới Quý Mão 2023 này, tiết trời tại Thủ đô như “chiều lòng người”, thích hợp để tổ chức các lễ hội.

Ghi nhận thực tế tại các lễ hội, các di tích trên địa bàn Thủ đô cho thấy, hàng ngày mỗi di tích, lễ hội đón hàng nghìn người về đi lễ, du xuân, khiến cho không khí khắp nơi càng trở nên náo nức hơn bao giờ hết. Nhân dân nô nức trở lại trẩy hội mùa xuân. Mỗi người đều mang trong mình biết bao khát vọng, ước muốn về một năm mới gặp nhiều măn mắn, “Vạn sự như ý, trăm điều như muốn”. Ai ai cũng háo hức du xuân, đều thành tâm sửa soạn những vật phẩm ý nghĩa nhất, đẹp nhất để dâng lễ cầu may, cầu tài.

4.jpg
Nhân dân kính cẩn dâng lễ tại lễ hội Tản Viên Sơn Thánh – Đền Hạ – huyện Ba Vì

Đảm bảo một mùa lễ hội giàu bản sắc văn hoá, an toàn, lành mạnh

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trước, trong, sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cho biết, Hà Nội là địa phương duy nhất trong cả nước ban hành chỉ thị riêng về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2023 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội là đơn vị được Thành phố giao chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức lễ hội; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong việc triển khai, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội; giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ vụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; thường xuyên cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh…

dong-da.jpg
Các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các lễ hội

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm (lợi dụng di tích lễ hội để trục lợi, lưu hành kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; không dễ các đối tượng lợi dụng lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan trái với thuần phong, mỹ tục, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh.

“Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau lễ hội nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, là trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý nhà nước (các sở ngành của thành phố; các quận, huyện, thị xã); vai trò của những người đang được giao chủ trì các lễ hội: như các Tăng ni tại chùa, các Ban quản lý tại các di tích và sự tham gia hiệu quả, nghiêm túc của đông đảo người dân. Người dân vừa là chủ thể sáng tạo, là người thụ thưởng đồng thời cũng là người phát triển các lễ hội. Bên cạnh đó, thông qua kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Đoàn kiểm tra có thể kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm gây ảnh hưởng tiêu cực đến nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn trong tổ chức lễ hội. Lễ hội là hồn cốt của một di tích đồng thời là chất liệu phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Thông qua kiểm tra công tác tổ chức lễ hội, cơ quan chuyên môn sẽ đề xuất Thành phố biểu dương, khen thưởng những cách làm tốt, mô hình hay trong công tác tổ chức lễ hội để khích lệ, lan toả ngày càng nhiều “Người tốt, việc tốt” trong cộng đồng”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các quận, huyện trên tăng cường tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng, quy chế quản lý lễ hội để người dân, du khách biết thực hiện

12.jpg
Nhân dân không xen lấn, xô đẩy khi tham quan tại các điểm di tích, lễ hội

Theo chân Đoàn kiểm tra đến các điểm di tích, lễ hội cho thấy, mặc dù lượng khách đổ về đông nhưng Ban quản lý các di tích, lễ hội cùng với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, sẵn sàng làm nhiệm vụ phân luồng giao thông; ý thức tham gia lễ hội của nhân dân được cải thiện nâng cao rõ rệt, không còn tình trạng xen lấn, xô đẩy trong các di tích, lễ hội; tình trạng trộm cắp móc túi, chèo kéo hạn chế hẳn so với những năm trước đây; công tác phòng chống cháy nổ, về y tế, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm cũng được chú trọng để lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn nhằm phục vụ tốt nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.

Một số hình ảnh được phóng viên tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại các lễ hội, di tích trên địa bàn Thủ đô dịp Xuân Quý Mão 2023:

5.jpg

00.jpg

11(2).jpg
2(1).jpg
01.jpg
16.jpg

14.jpg

0.jpg

Ly Ly

https://nguoihanoi.com.vn/noi-dai-net-dep-van-hoa-truyen-thong-dip-dau-xuan-67428.html