Sắc đỏ rực rỡ dưới nắng ở làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu

Làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu thuộc huyện Ứng Hòa, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km. Ngôi làng cổ còn lưu giữ nhiều nét cổ kính và quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, sân đình… nằm bên sông Đáy.

Nghề sản xuất tăm hương ở đây được biết đến như một nghề phụ của những người nông dân trong những lúc nông nhàn. Hiện nay nghề này đã và đang trở thành nghề chính, tạo ra thu nhập ổn định, đem lại công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ dân trong vùng.

Được hình thành và phát triển từ khoảng hơn 100 năm trước. Ban đầu, nghề làm hương chỉ tập trung ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng vài năm trở lại đây, nghề này đã được mở rộng ra các thôn còn lại của xã như: Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu và Đạo Tú
Nghề tăm hương với nhiều công đoạn khác nhau, nhưng những người thợ ở xã Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm một điều, tuyệt đối không được cẩu thả, bởi vì hương liên quan đến tâm linh
Để làm ra một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn và rất kỳ công ngay từ việc chọn nguyên liệu. Vầu (cây họ tre) làm tăm hương là loại vầu đủ độ tuổi, được các người thợ tuốt vót bằng tay
Vầu chẻ xong được đem đi phân lớp để chọn những que tăm chất lượng
Những que tăm chất lượng thì được mang đi nhuộm chân hương rồi phơi khô, còn những que chất lượng kém hơn thì sẽ dùng để tái chế
Sau khi nhuộm đỏ, nhuộm hồng, tăm được phơi khô tạo thành những “bó hoa” rực rỡ khắp con đường làng
Những “bông hoa” đặc trưng Quảng Phú Cầu
Nghề làm chân hương đã gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây, tạo thu nhập khoảng 200 nghìn đồng mỗi ngày
Công đoạn se hương vào tăm tre. Hương Quảng Phú Cầu không sử dụng hóa chất tạo tàn vòng nên an toàn cho sức khỏe
Hương se xong được đem phơi khô
Nghề truyền thống đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và thu hút được rất nhiều du khách về tìm hiểu những giá trị văn hóa của người Việt Nam.

Nhật Bắc/CP