Trải nghiệm chuỗi sự kiện đa giác quan về Xẩm
Từ ngày 16/5 đến ngày 22/5 tại Vicas art studio (32 Hào Nam, Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động “Mắt Xẩm” giới thiệu những góc nhìn, quan điểm đa dạng về hát Xẩm.
Từ ngày 16/5 đến ngày 22/5 tại Vicas art studio (32 Hào Nam, Hà Nội) sẽ diễn ra chuỗi hoạt động “Mắt Xẩm” giới thiệu những góc nhìn, quan điểm đa dạng về hát Xẩm.
Một buổi sáng trong lành, tôi đón người bạn từ Sài Gòn ra Hà Nội trong cái nắng rực rỡ của mùa hè xứ Bắc. Bạn tôi hỏi: “Hà Nội có gì không?”. Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi quyết định sẽ chia sẻ một điều mà chắc rằng bạn tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên. “Hà Nội có tiếng cồng chiêng”. Đúng như tôi dự đoán, bạn tôi tròn mắt nhìn tôi tỏ vẻ không tin: “Cồng chiêng ở Tây Nguyên chứ Hà Nội làm chi có?”. “Thế mà có đấy! để tôi cho bạn xem!”
Về quê dịp này dễ thấy ở khắp các lối ngõ bờ ao bừng lên một màu trắng tinh khôi của hoa dành dành. Mùi hương ngọt nồng dẫn lối đưa đường, dụ bao bướm ong dập dìu tụ tìm hút mật. Giữa mướt mát màu xanh của lũy tre, của vườn tược cây cối, những bụi hoa dịu dàng nghiêng soi xuống ao quê như người thiếu nữ thẹn thùng ngắm mình trong gương chuẩn bị đi hẹn hò, vui hội. Làng, nhờ thế, như được điểm tô thêm phần tươi tắn và làm lòng người dịu đi cái nóng nực đầu mùa.
Hà Nội có thêm 4 di tích được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Thành phố. Bao gồm: Di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm); di tích lịch sử – nghệ thuật đình Thuận Quang (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); di tích lịch sử đền Độc Cước – mộ Công chúa (phường Văn Quán, quận Hà Đông) và di tích lịch sử – nghệ thuật đình – đền Thiên Tiên (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm).
Vùng đất thiêng, thắng cảnh chùa Hương – Hương Tích xứ Đoài (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã xuất hiện trong văn chương cổ kim với sự đóng góp của nhiều bậc thi bá nổi tiếng như: Trịnh Sâm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính… Nói riêng vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, với xu thế hội nhập Đông – Tây và sự phát triển vượt bậc của chữ Quốc ngữ cùng văn học hiện đại, di sản văn hóa tâm linh chùa Hương trở thành đối tượng của nhiều tác phẩm du ký xuất sắc, lan tỏa rộng khắp ngoài Bắc trong Nam.
Chiều 23/4, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, các thợ thủ công tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa “Chuyện của Gốm” tại đình Kim Ngân (quận Hoàn Kiếm) với mục đích bảo tồn các giá trị nghề truyền thống, đòng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Làng cổ Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), tên nôm là Kẻ Vẽ, nơi có nhiều người đỗ đạt nổi danh như Đỗ Thế Giai, Hoàng Minh Giám, Phan Phu Tiên, Phan Văn Trường… Từ cổng làng, cổng ngõ đến cổng nhà đều thể hiện tinh thần hiếu học của người Kẻ Vẽ thông qua hình ảnh cây bút, cuốn thư.
Cứ mỗi độ tháng 3 (âm lịch), người dân Hà Nội và du khách thập phương lại nô nức rủ nhau đi trẩy hội Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Đây là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên.
Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km về phía Tây Bắc, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) được biết đến với nhiều nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó có nghề làm quạt xuất hiện từ thế kỷ XIX. Giờ đây, chiếc quạt giấy không còn là vật dụng thiết yếu nhưng người Chàng Sơn vẫn nỗ lực cải thiện hình thức, chất lượng nhằm bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam, đồng thời gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Hà Nội, thành phố của những mùa hoa. 12 tháng luôn có những loài hoa rực rỡ, cuốn hút. Những ngày này, trên các nẻo đường Hà Nội, hoa xoan đang nở những chùm màu tím bàng bạc. Bằng lăng bình thản đâm chồi đỏ dưới mưa li ti, các gánh hàng hoa thì ngập tràn loa kèn trắng…