Hà Nội trong tôi

0425_1- pho co bai 1

Câu chuyện phố cổ Hà Nội

Từ lâu, khu phố cổ Hà Nội được ví là “bảo tàng về lối sống đô thị cổ” của Việt Nam. Nhiều năm nay, xung quanh câu chuyện phố cổ, đã có rất nhiều vấn đề được đưa ra bàn thảo như giãn dân phố cổ, phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn di tích… Tuy nhiên, vấn đề “nóng” nhất hiện nay đặt ra là sau những tác động của nhân tố khách quan, nhất là dịch bệnh… thì câu chuyện bảo tồn và phát huy phố cổ cần phải được nhìn nhận, đánh giá lại cái gì là cốt lõi nhất. Phải chăng, đó chính là giá trị tự thân của phố cổ, là văn hóa, tinh thần và cốt cách người dân bản địa.

4641_Cover_gif- mai xanh

Hà Nội trên hành trình hướng tới đô thị xanh: Giữ cho Hà Nội mãi xanh

Mặc dù các giải pháp đã và đang được chính quyền thành phố Hà Nội triển khai khá đồng bộ, tuy nhiên để Hà Nội luôn “xanh” đòi hỏi sự vào cuộc thường xuyên, liên tục của các cơ quan chức năng cũng như của cộng đồng. Trong đó, ý thức trách nhiệm từ mỗi người dân sẽ quyết định sự thành bại của mọi giải pháp.

0141_Cover_1- diem den

Hà Nội trên hành trình hướng đến đô thị xanh: Nỗ lực xoá “điểm đen” ô nhiễm

Từ tháng 9/2016 đến hết năm 2020, thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước 90 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành; lắp đặt bè thủy sinh trên 63 hồ và máy sục khí trên 52 hồ, nạo vét bùn 12 hồ; xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, từng bước tách nước thải đưa về hệ thống xử lý trước khi xả vào các hồ kết hợp với cải tạo cảnh quan, chống lấn chiếm.

2855_cover_gif- do thi xanh

Hà Nội trên hành trình hướng tới đô thị xanh: Sức sống mới từ không gian xanh

Trong bối cảnh các đô thị lớn bị quá tải bởi nhà cao tầng và nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí trầm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của không gian xanh. Không gian xanh, mảng xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống người dân cũng như chiến lược phát triển đô thị.

HYu_TY_4_1- 1

Cuộc hành trình “xóa sổ” vùng nước chết

Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về cải tạo môi trường nước, trong suốt nhiều năm, chính quyền và nhân dân xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì) đã kiên trì, bền bỉ, đồng sức, đồng lòng thực hiện “xóa sổ” các vùng nước bị ô nhiễm, trả lại không khí trong lành cho người dân, “chuyển đổi” giếng làng bị ô nhiễm thành “bể hơi bốn mùa”, nâng cao chất lượng môi trường sống trong nhân dân.

1523_IMG_0433 - 2

Xã hội hóa phát triển du lịch Thủ đô

Hiện nay, tại các vùng ngoại thành Hà Nội, cùng với quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp hiếm dần, người dân thiếu kế sinh nhai. Vì vậy, phát triển du lịch đang là một hướng mới cho những vùng đất vốn giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Việc huy động cộng đồng cùng tham gia vào phần việc này là hướng đi thuận lợi cho các địa phương.

1

Tác phẩm điêu khắc công cộng: Định vị giá trị không gian sáng tạo Thủ đô

Được Unesco công nhận là “Thành phố Sáng tạo”, Hà Nội đang ngày càng khẳng định là một trong những “điểm đến” đầy sáng tạo và hấp dẫn trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Thủ đô không ngừng kiến tạo không gian nghệ thuật công cộng, trong đó có sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật điêu khắc – linh hồn của những “điểm đến”.

A3 kiem tra thuc te.JPG

Huyện Chương Mỹ đủ tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới

Tính đến nay, huyện Chương Mỹ đã có 30/30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí và hồ sơ đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

2

Điểm tựa cho các thôn bản nghèo

Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 mang lại nhiều hy vọng cho các địa phương có đồng bào DTTS sinh sống, trong đó có Hà Nội. Trên nguyên tắc phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình, Hà Nội đang gấp rút xây dựng Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của vùng DTTS Thủ đô.