Trải nghiệm Hà Nội

3

Tạo sức sống mới cho làng nghề

 Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước. Do biến đổi của thời gian, nhiều sản phẩm làng nghề nay không còn phù hợp, hoặc bị cạnh tranh nên đã mai một. Làm sao để những giá trị văn hóa, tinh hoa của làng nghề được gìn giữ, đời sống kinh tế xã hội của làng nghề phát triển, bên cạnh những đòi hỏi vào sự tâm huyết của người yêu nghề truyền thống còn cần sự thích ứng, tìm lối ra mới cho các sản phẩm.

5143_Ynh_1a_1- chuon tre

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá

“Chuồn chuồn có cánh thì bay/ Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn”, câu đồng dao truyền miệng ấy cứ mãi hiện lên trong suy tưởng của tôi mỗi dịp ghé về thăm quê. Mảnh đất nghèo nhưng bù lại có dòng sông Đáy uốn quanh cùng những rặng tre xanh ngát phủ hai bên bờ. Tôi còn nhớ những trưa hè tung tăng, trốn giấc ngủ trưa để cùng đám bạn lang thang bên đầm sen đầy nước bắt chuồn chuồn, tát cá. Rồi những khi học bơi, thằng nọ đè thằng kia ra cho chuồn chuồn cắn rốn…để bì bõm biết bơi, biết lội. Mọi thứ của tuổi thơ như ùa về, hiện rõ khi tôi ghé xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất) vùng đất yên bình nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 30km. Nơi đây được nhiều du khách biết tới với danh thắng chùa Tây Phương và với nghề làm chuồn chuồn tre.

2931_10- hon da xu Doai

“Hồn” đá xứ Đoài…

 Qua những biến động thời gian, trải qua hàng trăm năm, cho đến bây giờ không ít người ở Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội vẫn duy trì nghề và gắn mình với đá ong. Hơn thế, không chỉ sử dụng đá ong trong xây dựng, qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đá ong từng bước nâng tầm thành một nghệ thuật…

tim-hieu-lich-su-pho-co-ha-noi-net-dac-trung-cua-pho-co-ha-noi-1-e1541563532579

Hà Nội lọt top 100 điểm đến tuyệt nhất thế giới năm 2021

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc, Hà Nội đã lọt vào top 100 điểm đến tuyệt nhất thế giới năm 2021 do Tạp chí TIME (Mỹ) bình chọn. Hà Nội được TIME mô tả là “Thủ đô ngàn năm tuổi, vẫn duy trì bản sắc khi đón nhận những đổi thay. Văn hóa ẩm thực đường phố đáng kinh ngạc, đặc biệt là món Phở – đặc trưng của thành phố”.

nghe-trong-lan-dong-la-1-600x375

Nghề trồng hoa lan ở Đông La

Lan Đông La đã tỏa đi muôn nơi với nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu là các giống lan rừng như: Lan đuôi cáo, phi điệp, đai trâu, tam bảo sắc, quế lan hương…Các chủ vườn lan sẵn sàng kết nối đam mê, chia sẻ kinh nghiệm, thị trường để cùng nhau phát triển kinh tế.

4544_Ynh_1-1-che co thu

Về Giếng Cốc, trải nghiệm vị chè cổ thụ

 Lâu nay, người dân thôn Giếng Cốc (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) vẫn có niềm tự hào riêng khi đây là vùng đất hiếm hoi “bảo tồn” được hàng chục gốc chè cổ với tuổi đời hơn trăm năm. Những cây chè này được người dân chăm sóc, lưu giữ, coi như bảo bối truyền đời của gia đình.

190222033_6418666371492701_3115969734552530658_n

Lặng lẽ Văn Miếu trong những ngày cùng Hà Nội chống dịch

Trong những ngày này, Thủ đô Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhiều nước trên thế giới đang gồng mình chống dịch, các di tích – lịch sử văn hoá phải đóng cửa để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng đang lặng lẽ đi qua những giai đoạn khó khăn, hoàn thiện nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành điểm đến văn hoá không thể bỏ qua, luôn hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

2-rung-lim-xanh-den-va-1592- 5-2

Nỗ lực bảo tồn quần thể lim xanh tại đền Và

 Một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn của Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền Và là cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là khu rừng lim xanh cổ thụ gồm 166 cây tỏa bóng rợp quanh năm, trong đó có 85 cây đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.

a21

Hồ Suối Hai – Chốn tiên cảnh còn “say ngủ” giữa lòng Ba Vì

Hồ Suối Hai (Ba Vì) là một hồ nước ngọt nhân tạo được xây dựng để làm thủy lợi và cải tạo môi trường. Tuy nhiên, hồ Suối Hai lại được biết đến bởi cảnh đẹp yên bình, thơ mộng với nhiều tiềm năng du lịch khi mỗi năm không ít lượt du khách đổ về đây ngắm cảnh hồ, vui chơi, chèo thuyền, cắm trại…

3

Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

Khi “phố tiến về làng”, nhiều diện tích đất sản xuất trở thành khu công nghiệp, nhiều làng trở thành khu phố, đó cũng là tiếp biến của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên, những gì còn lại của nông thôn vùng ven khi “phố tiến về làng” là những tinh hoa mà dù có “bê tông hóa” đến đâu cũng khó có thể xóa mờ. Đó chính là văn hóa bản sắc của mỗi vùng đất, mỗi con người, chứa đựng trong đó giá trị tinh thần to lớn.