Trải nghiệm Hà Nội

2

Lưu giữ “hồn quê”

Tôi tự thấy mình có duyên với những ngôi làng cổ của Hà Nội. Lúc thì đắm trong nỗi niềm biến đổi mau chóng của làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai), khi như quên bẵng cả thời gian, để thẫn thờ bên từng đốm rêu làng Cựu (huyện Phú Xuyên). Lúc khác, cùng một nhóm bạn ghé làng Ðông Ngạc, là làng khoa bảng nổi tiếng một thời, cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc cổ quý giá. Trong không gian yên bình của các ngôi làng cổ, tôi như thấy lòng mình lắng lại. Một cảm giác lạ lùng, ấm đượm nỗi đồng cảm với dáng đứng cổ kính rêu phong của những nếp nhà…

1

Đình Hà Hương

 Nằm trên địa bàn thôn Hà Hương (xã Liên Hà, huyện Đông Anh), đình Hà Hương (hay đình Giỗ Hương) là một trong những di tích còn giữ được vẻ đẹp mộc mạc với nghệ thuật kiến trúc truyền thống của thế kỷ XVIII – XIX.

4

Cổ Loa – “viên ngọc quý” của Thủ đô

 Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Khu di tích Cổ Loa) nằm trên địa bàn xã Cổ Loa và các xã Việt Hùng, Dục Tú, Uy Nỗ (huyện Đông Anh). Nơi đây không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 – 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử – sinh thái – nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có. Bởi vậy, Cổ Loa được coi như “viên ngọc quý” của Thủ đô Hà Nội.

2

Vườn sinh thái Trải nghiệm sông Hồng: “Điểm đến xanh” hấp dẫn

Chỉ cách trung tâm Thủ đô mươi phút di chuyển, du khách đã có thể đến với Vườn sinh thái Trải nghiệm sông Hồng để tận hưởng không khí trong lành và trở về với thiên nhiên một cách tự nhiên nhất. Đây thực sự là “điểm đến xanh” hấp dẫn của Thủ đô với những trải nghiệm thú vị.

1

Kẻ Mơ – một vùng văn hóa cổ Thăng Long

Ngày nay, Kẻ Mơ đã trở thành nội đô, là những phố, phường thuộc quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai. Người Kẻ Mơ vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa và nghề truyền thống, đặc biệt là Kẻ Mơ hiện vẫn giữ được nhiều di sản văn hóa như: Đình, nghè Mai Động thờ Tam Trinh, vị tướng, nhà giáo và còn truyền dạy nghề đấu vật.

4

Chùa Mui – dấu tích hưng thịnh của Đạo giáo

Hiện nay, các dấu tích về Đạo giáo ở nước ta còn lại rất ít, một trong số đó là chùa Mui ở thôn An Duyên (tên nôm là làng Mui), thuộc xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín). Đây từng là đạo quán lớn với tên chữ là “Hưng Thánh quán”.

6

Hà Nội rực rỡ với sắc hoa Osaka

Những ngày đầu hè, nhiều con phố của Hà Nội trở nên đẹp, lạ bởi sắc đỏ của hoa Osaka đang vào mùa nở rộ.

3

Sen hồ Tây vẫn nở

Cuối tháng 4, trước ngày dịch Covid-19 một lần nữa hoành hành mấy hôm, người Hà Nội vẫn có niềm vui đạp xe buổi sớm, hưởng những cơn gió đầu hạ ướp thơm hương phố, bản hòa ca của những mùi hương tinh khiết sớm mai từ lá, từ hoa. Thật thú vị khi thả bước trên quãng phố cuối đường Đặng Thai Mai. Vừa ngơ ngẩn với mùi hương ngọc lan ngan ngát từ khu vườn Nhà nghỉ Công đoàn, lại ngỡ ngàng khi đón nhận làn hương tươi mát tỏa lên từ mặt nước ao Chùa: Hương của những búp lá sen đầu tiên vừa ngoi qua mặt nước.

Phia truoc dinh

Di tích đình Mỗ Xá, thôn Mỗ Xá, xã Phú Nam An

Thôn Mỗ Xá, xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, Hà Nội có một cụm di tích cổ được xây dựng từ lâu đời, đây chính là nơi sinh hoạt văn hóa công cộng của toàn thể làng Mỗ Xá. Cụm di tích này được gọi theo tên thôn là đình – chùa Mỗ Xá. Chùa còn có tên chữ là “Linh Quang tự”. Ngoài ra nhân dân còn gọi theo tên nôm là đình – chùa Mụ.

du-lich-song-Hong

Khơi dậy ”mỏ vàng” du lịch

So với những tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú của Hà Nội như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, khu phố cổ hay những làng nghề truyền thống cùng những cảnh quan mang giá trị riêng như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm…, du lịch sông Hồng mới chỉ dành cho những người đam mê khám phá Hà Nội và các làng nghề ven sông. Chính vì thế, trong tương lai, khi Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được đưa vào triển khai, đây sẽ là cơ hội để tiềm năng du lịch của con sông này phát huy hết lợi thế.