Nghệ sĩ Hà Nội trao 7 tấn gạo cho các gia đình gặp khó khăn vì dịch Covid -19
Nhóm nghệ sỹ Hà Nội gồm Trọng Tấn, Đăng Dương, Tấn Minh, Lương Nguyệt Anh, Đinh Hiền Anh, Lê Mận, Tố Nga… đã tận tay trao 7 tấn gạo cho 1305 gia đình khó khăn ở Hà Nội.
Nhóm nghệ sỹ Hà Nội gồm Trọng Tấn, Đăng Dương, Tấn Minh, Lương Nguyệt Anh, Đinh Hiền Anh, Lê Mận, Tố Nga… đã tận tay trao 7 tấn gạo cho 1305 gia đình khó khăn ở Hà Nội.
Giữa khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những hành động sẻ chia với người nghèo đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Trong đó có quán cà phê Lâm, một quán cà phê nổi tiếng với người dân Hà Nội.
Những làn điệu dân ca này từng có thời gian trầm lắng nhưng nhờ công sức, tâm huyết của Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Lược, nghệ thuật truyền thống của làng quê đã được vực dậy, phát triển như ngày nay.
Cô gái Hà Nội đã trở thành đại sứ của chiến dịch “No, Thanks!” truyềnđi thông điệp “say No, Thanks to single-use plastics” (Hãy nói không với nhựa sử dụng một lần”).
Trước tình hình nguy cấp của đại dịch Covid-19, mỗi người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng đều mong muốn được góp sức cùng đất nước vượt qua đại dịch. Công tác trong ngành văn hoá, nhạc sĩ Đỗ Phương – Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam từng rất thành công với những tác phẩm như Nhớ mùa xuân quê hương, Trương Chi, Phố thị đèn dầu, Cơn say và cuộc đời… đã sáng tác ca khúc Ước nguyện để cùng với ekip gửi tặng đến các y bác sĩ, các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và cả những người phục vụ ngày đêm chống lại dịch Covid-19.
Nhóm Xẩm Hà Thành vừa ra mắt tác phẩm “Tiêu diệt Corona”, góp thêm tiếng nói của âm nhạc dân gian trong cuộc chiến chống Covid-19. Ca khúc được thể hiện qua giọng ca của các nghệ sĩ: Mai Tuyết Hoa, Văn Phương, Nguyễn Quang Long, Phạm Trang, Phạm Dũng, Ngọc Xuân.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát mạnh, việc mua khẩu trang của người dân gặp nhiều khó khăn, không ít trường hợp phải mua khẩu trang với giá cao gấp nhiều lần. Trước tình hình đó, gần một tháng trở lại đây, gia đình chị Lê Thị Thắm (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã quyết định bỏ ra một số tiền khá lớn để may khẩu trang cấp phát miễn phí cho người dân.
Hơn 10 năm trước, khi Ngô Quý Đức thành lập nhóm My Hanoi (Hà Nội của tôi), với những hoạt động gìn giữ, quảng bá văn hóa Hà Nội, nhiều người nghĩ, đó là một sản phẩm của thời “nông nổi”. Nhưng thời gian trôi đi, tình yêu ấy không nhạt phai, mà còn nhân lên…
Được xếp vào một trong bốn nghề tinh hoa nhất của đất Thăng Long xưa, nghề Kim hoàn Định Công chính là một niềm tự hào của người dân thủ đô trong suốt hơn một ngàn năm lịch sử.
Theo thời gian, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, nhiều nét đẹp, giá trị xưa đã bị mất đi, song với những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Kinh Kỳ, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dạy bảo con cháu cách ứng xử trong giao tiếp cho đến việc truyền dạy những món ăn cổ truyền…