Hà Nội Đẹp – Chưa đẹp

4907_tuyen-duong-hoa-kieu-mau-diem-nhan-to-dep-vung-que-nong-thon-moi-43-.1615

Những con đường hoa kiểu mẫu

Với mục tiêu hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, xây dựng huyện văn minh, giàu đẹp, phấn đấu trở thành quận của Thủ đô, những năm qua, huyện Đan Phượng đã không ngừng chỉnh trang bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Giờ đây, những đoạn đường nở hoa đủ màu sắc nối dài vào tận thôn xóm, tạo nên bức tranh sinh động của huyện Nông thôn mới kiểu mẫu.

am-long-nhung-nguoi-con-xa-xu-tai-diem-dung-chan-ha-noi_1

Nghĩa tình Hà Nội làm ấm lòng người trên đường về quê

Rạng sáng 5/10, nhiều chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ Thủ đô đã kịp thời hỗ trợ hàng trăm người dân từ các tỉnh, thành miền Nam đi qua các chốt để về quê. Nhiều người dân vui mừng vì đã được lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát đón tiếp ân cần, chu đáo… Điều này tiếp thêm sức lực cho họ trong cuộc hành trở về quê trong chặng hành trình lên tới hàng trăm ki lô mét nữa.

0017_ban_hang_lYu_YYng_Cv_02

Hà Nội kích hoạt điểm bán hàng lưu động: Mô hình cần nhân rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhằm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân đảm bảo đầy đủ, kịp thời, an toàn, tại Hà Nội, hàng loạt điểm bán hàng lưu động đã được triển khai. Các điểm bán hàng lưu động có bảng giá niêm yết cụ thể để người dân dễ dàng tham khảo, an tâm mua sắm, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng khi hạn chế tập trung đông người tại các chợ cũng như siêu thị.

1

Lá thư xúc động về tình người ấm áp giữa đại dịch

Mới đây, hình ảnh Trung tá Nguyễn Duy Hưng, Phó trưởng Công an phường Đội Cấn (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) cõng cụ già 70 tuổi đưa lên xe ô tô đi cách ly tập trung đã tiếp tục làm sáng đẹp hơn hình ảnh chiến sĩ Công an trong lòng dân, góp phần nhân lên tình cảm quân – dân ấm áp, tiếp thêm niềm tin, động lực để chiến thắng đại dịch Covid-19.

1

Hà Nội không để ai bị bỏ lại phía sau

 “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động thiết thực của các cấp chính quyền trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua. Đặc biệt, trong thời điểm Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, sự quan tâm, chăm lo đó càng rõ nét hơn. Đối tượng được quan tâm bao gồm tất cả những người gặp khó khăn, ảnh hưởng do dịch Covid-19, những gia đình nghèo, cận nghèo, lao động tự do, lao động ngoại tỉnh làm công việc tự do hiện cư trú tại Hà Nội…

8

Đường phố Hà Nội vẫn tấp nập dù đang trong thời gian giãn cách

Ngày 16/8, dù đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tận dụng “thời gian vàng” đẩy lùi dịch Covid-19 nhưng trên nhiều tuyến phố lượng người và phương tiện lưu thông vẫn khá đông đúc. Điều này dấy lên lo ngại về sự lây lan dịch trong cộng đồng do việc giãn cách chưa được thực hiện triệt để.

1

Để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử: Để “chất” Hà Nội không phôi phai

Văn minh, thanh lịch là nét đẹp đặc trưng của người Tràng An xưa và người Hà Nội nay. Hà Nội nay đã khác nhiều song nét đẹp ấy vẫn tồn lưu bởi nó vừa là mẫu số chung, vừa là điểm nhấn văn hóa mà bất cứ người Hà Nội nào cũng có ý thức thường trực giữ gìn. Lời nói, ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một khía cạnh nhỏ trong giá trị nhân cách người Hà Nội, song đó lại là khía cạnh sâu sắc và tinh tế nhất. Làm sao để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử, từ đó khẳng định “chất” Hà Nội không bị mờ phai là việc mà mỗi người con gắn bó với mảnh đất nghìn năm văn hiến này đã, đang và sẽ phải làm để giữ nền, xây nếp văn minh.

ngon ngu- ky 3

Để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử: Khép lại sự dung tục, trả lại nét hào hoa

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Hà Nội là vậy. Xưa là thế và nay cũng thế, Hà Nội đẹp từ sự bặt thiệp của mỗi con người. Hẳn nhiên, trong một môi trường lành mạnh và đậm chất nhân văn, không lý do gì để mỗi con người tự biến mình thành kẻ thô lỗ, tục tằn. Với nạn nói tục, chửi thề, những hành vi thiếu văn hóa… để “dẹp loạn” ngay hẳn là không dễ song không vì thế mà không làm. Hơn hết, nếu Hà Nội quyết tâm, nỗ lực đẩy lùi sự dung tục, trả lại nét hào hoa thì chắc hẳn sẽ nhận được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của những người yêu Hà Nội.

3556_36dfabbb8d947aca2385- Ngon gu ky 2

Để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử: Vì sao “vi rút” nói bậy, văng tục sống lâu và lan nhanh?

 Nói tục không chỉ là hành vi không đẹp, “căn bệnh” này ngày càng phổ biến đến nỗi ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu nói tục, chửi thề hoặc những biến thể của nó ở bất cứ đâu. Đáng nói, người thường xuyên sử dụng phần đông lại là những người trẻ. Họ hồn nhiên coi việc nói tục, chửi thề như một phương pháp để giải tỏa căng thẳng, giảm stress, thậm chí đơn thuần là cách để “hòa nhập” với một nhóm bạn.

Ngon ngu- bai 1

Để ngôn ngữ giao tiếp dẫn dắt văn hóa ứng xử: Khi nói bậy, văng tục len lỏi khắp nơi

 “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Chính vì thế, người Tràng An xưa bao giờ cũng chú trọng đến vấn đề: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngôn ngữ giao tiếp luôn được “tôn thờ” để đánh giá văn hóa con người. Cùng với sự mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, chưa bao giờ kinh tế phát triển như hiện tại và cũng chưa khi nào đời sống nhân dân Thủ đô được ấm no, hạnh phúc như hiện nay. Song phải thẳng thắn nhìn nhận, chưa bao giờ nói bậy lại len lỏi vào khắp các ngõ ngách, vào một bộ phận cơ quan, đơn vị, nơi công cộng… như hiện tại, nó làm xấu đi nét hòa hoa của người Tràng An xưa, Hà Nội nay. Vì thế “loại bỏ” thứ văn hóa dung tục này ra khỏi ngôn ngữ giao tiếp là bổn phận của mỗi chúng ta.