Tiêu điểm Hà Nội

Giám sát HĐND

Lan toả mạnh mẽ hoạt động giám sát từ Quốc hội tới Hội đồng nhân dân cấp cơ sở

Sáng 27/9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 49 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố. Dự và phát biểu tham luận tại hội nghị Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thiết thực, ý nghĩa, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát.

Bí thư

Lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nông dân để thực hiện tốt chính sách “tam nông”

Đối thoại với nông dân Thủ đô, ngày 27/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc thực hiện chính sách “tam nông” (nông nghiệp- nông thôn- nông dân) trên địa bàn Thành phố còn có những khó khăn, hạn chế. Để giải quyết hiệu quả, triệt để, lãnh đạo Thành phố rất cần nghe ý kiến tham vấn của bà con nông dân, cán bộ, hội viên Hội Nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư về nông nghiệp.

ĐH Đoàn

450 đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội

Diễn ra trong 2 ngày (28 – 29/9/2022), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022 – 2027 với 4 phiên làm việc, trong đó, phiên trọng thể vào sáng ngày 29/9. Dự Đại hội có 450 đại biểu đại diện cho hơn 615.000 đoàn viên Thủ đô.

PCT

Tránh tình trạng đùn đẩy, trông chờ trong phòng, chống các dịch bệnh tại cơ sở

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh mọi công việc phòng, chống dịch bệnh thành công hay thất bại đều từ cơ sở; tránh tình trạng đùn đẩy, trông chờ. Do đó, các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công chủ động rà soát công việc cần làm.

Nút thắt được gỡ

Những nút thắt cần tháo gỡ

Việc tìm ra một mô hình tổ chức chính quyền phù hợp cho đô thị đặc biệt như Thủ đô được tiến hành rất cẩn trọng. Mô hình nào phù hợp là câu hỏi sẽ được trả lời sau quá trình thực hiện thí điểm.

Vi phạm giao thông

Hà Nội nghiêm cấm công chức can thiệp xử lý vi phạm giao thông

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh quán triệt người đứng đầu, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức không được can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của lực lượng chức năng.

Tăng chỉ số hài lòng

Mục tiêu: Tăng chỉ số hài lòng

Sau hơn 1 năm Hà Nội triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 12 quận và thị xã Sơn Tây, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực, phát huy được tính chủ động và chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu quận, phường. Từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ cơ bản phù hợp với năng lực chuyên môn của công chức, phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) phường đã thay đổi theo hướng tích cực, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiệu quả hoạt động của bộ máy được nâng lên. Mục tiêu quan trọng là “mỗi người dân, doanh nghiệp cảm nhận được, thụ hưởng được những lợi ích từ quá trình cải cách hoạt động điều hành của chính quyền Thành phố – Thước đo của thành công là sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Làn gió mới

Làn gió mới từ chính quyền đô thị

Là đô thị loại đặc biệt, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước, phát triển sôi động về kinh tế, xã hội, Hà Nội cần có mô hình tổ chức phù hợp với cả chính quyền đô thị và nông thôn để điều hành, lãnh đạo linh hoạt, hiệu quả, xứng với vai trò đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Từ ngày 1/7/2021, thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 12 quận và thị xã Sơn Tây.